Home » Kiến thức » Kiến thức xuất nhập khẩu » 6 thủ tục nhập khẩu sách, xuất bản phẩm không kinh doanh

6 thủ tục nhập khẩu sách, xuất bản phẩm không kinh doanh

Bạn đang có nhu cầu nhập khẩu các loại sách, tài liệu tham khảo không kinh doanh để hỗ trợ việc công việc, quá trình học tập nhưng chưa rõ giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh hay thủ tục nhập khẩu sách không kinh doanh ra sao. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây!

giay phep nhap khau khong kinh doanh
Giấy phép nhập khẩu sách, xuất bản phẩm không kinh doanh

Việc cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh ra sao?

Hiện tại pháp luật có quy định rõ ràng về việc cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh tại điều 12 nghị định 195/2012/NĐ-CP, chi tiết các tài liệu không kinh doanh được quy định tại điều 25 luật xuất bản như sau:

  • Các loại tài liệu dùng cho mục đích tuyên truyền, cổ động, liên quan đến chính trị, sự kiện lớn của đất nước.
  • Tài liệu hướng dẫn học tập, chủ trương của đảng và nhà nước.
  • Các tài liệu cung cấp biện pháp ngăn ngừa, hỗ trợ phòng chống thiên tai, lũ lụt.
  • Kỷ yếu, hội thảo các ngành nghề của cơ quan tổ chức Việt Nam.
  • Thông tin, tài liệu giới thiệu và cung cấp hoạt động của các cơ quan tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
  • Thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật xuất bản.

Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

ho so lam giay phep nhap khau khong kinh doanh
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

Cũng như các quy trình xin nhập khẩu thông thường, việc đề nghị cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cũng yêu cầu giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh. Tất cả những thông tin này được quy định tại Điều 10 Thông tư 23/2014/TT-BTTTT quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh quy định tại Điều 12 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP như sau:

  • Doanh nghiệp thực hiện bộ hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu sách, xuất bản không kinh doanh và thực hiện nộp trực tiếp hoặc gián tiếp tại Cục xuất bản, in và phát hành

Với trường hợp nộp gián tiếp qua mạng: Cá nhân doanh nghiệp có thể nộp qua dịch vụ công trực tuyến. Cách nộp trực tuyến này yêu cầu phải có chứng thư số của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép. Nếu nộp qua email, bản nộp phải là bản scan và không được sửa chữa, can thiệp chính sửa. Tất cả các quy trình gửi đều phải thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Bộ hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu sách, xuất bản tài liệu không kinh doanh

Để thực hiện nhập khẩu sách, xuất bản ấn phẩm không kinh doanh, doanh nghiệp cần hoàn thiện bộ hồ sơ, bao gồm:

  • Một đơn đề nghị cấp giấy phép.
  • Hai bản tài liệu in trên giấy có đóng dấu của các cơ quan có thẩm quyền ở trang đầu và giáp lại các trang bản thảo. Nếu không, doanh nghiệp có thể cung cấp 01 bản lưu trữ điện tử nhưng không được chỉnh sửa, can thiệp hay sửa đổi. Trong trường hợp tài liệu không kinh doanh xuất bản theo dạng điện tử thì doanh nghiệp cần phải nộp một bản thảo điện tử có chữ ký số.

Với các tài liệu được viết bằng ngôn ngữ nước ngoài hay tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, doanh nghiệp cần thực hiện bản dịch có xác nhận, đóng dấu của tổ chức để nghị cấp giấy phép xuất bản.

Nếu chưa biết cách làm đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp nên tham khảo Mẫu số 07 Phụ lục (Ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản).

Lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Các lệ phí hoàn thiện giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh nếu có sẽ được quy định tại Thông tư số 43/2020/TT-BTC ngày 26/5/2020 của Bộ Tài chính), theo thông tư này chi phí chi tiết sẽ như sau:

black-friday-2024

+ Tài liệu in trên giấy: 15.000 đồng/trang quy chuẩn;

+ Tài liệu điện tử dưới dạng đọc: 6.000 đồng/phút;

+ Tài liệu điện tử dưới dạng nghe, nhìn: 27.000 đồng/phút.

Kể từ ngày 26/5/2020 đến hết ngày 31/12/2020:

+ Tài liệu in trên giấy: 7.500 đồng/trang quy chuẩn;

+ Tài liệu điện tử dưới dạng đọc: 3.000 đồng/phút;

+ Tài liệu điện tử dưới dạng nghe, nhìn: 13.500 đồng/phút.

Thời gian xử lý giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Sau khi hoàn thiện đầy đủ các giấy phép được yêu cầu, giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh sẽ được cấp trong vòng 15 ngày kể từ khi hồ sơ được cấp phép hợp lệ.

Đối với trường hợp xuất bản phẩm không kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì doanh nghiệp sẽ được thông báo trong vòng 23 ngày làm việc kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm nhập khẩu bổ sung để thẩm định nội dung.

Một số trường hợp xuất bản phẩm không kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo Khoản 1, Điều 10 Luật Xuất bản thì xuất bản phẩm vi phạm pháp luật như:

  • Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
  • Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;….
  • Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Quy trình thủ tục nhập khẩu sách không kinh doanh

Sau khi xin được giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, doanh nghiệp có thể thực hiện nhập khẩu theo các bước như sau:

  • Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu.
  • Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá.
  • Bước 4: Lấy lệnh giao hàng.
  • Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan.
  • Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan.
  • Bước 7: Chuyển hàng về kho của bạn.

Tham khảo 2 dịch vụ nhập khẩu hàng chính ngạch từ Giaonhan247

Dịch vụ nhập khẩu ủy thác chính ngạch từ Mỹ về Việt Nam

Doanh nghiệp tìm hiểu và nhập khẩu các loại máy in từ Mỹ về Việt Nam thông qua dịch vụ ủy thác chính ngạch Mỹ – Việt.

Tất cả những gì bạn cần làm là hoàn thiện giấy phép nhập khẩu sau đó gửi thông tin, giấy tờ được phê duyệt cho Giaonhan247. Các bước tiếp theo liên quan đến việc làm hồ sơ, chứng từ nhập khẩu sẽ được Giaonhan247 đảm nhiệm và xử lý nhanh chóng cho bạn.

Dịch vụ vận chuyển và thông quan chính ngạch (tuyến Mỹ – Đức)

Cũng tương tự như chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, để sử dụng dịch vụ hải quan và thông quan chính gốc Mỹ – Đức, bạn cũng cần gửi thông tin lô hàng cho Giaonhan247, chúng tôi sẽ kiểm tra HSCODE, thuế nhập khẩu, tư vấn đầy đủ thủ tục, chính sách nhập khẩu, định hướng dịch vụ tốt nhất đảm bảo chi phí tối ưu cho khách hàng và báo lại cho bạn về giá dịch vụ.

Tham khảo thêm chi phí hải quan nhập khẩu cụ thể tại đây:

  • Import customs clearance fee: $50/CDS
  • Handling fee: $30/shipment
  • Customs inspection fee (if any): $40/CDS
  • Customs inspection fee (if any): at cost (tùy thuộc vào loại hàng sẽ có báo phí cụ thể)

* Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm VAT

Ngoài ra, còn các khoản phí khác như: Import Tax & VAT, Customs document fee, Detention (phí lưu kho), Giaonhan247 sẽ thông báo cụ thể theo từng loại hàng.

Mọi thắc mắc về chi phí hải quan nhập khẩu, quý khách vui lòng liên hệ với Giaonhan247 theo thông tin sau:

Có thể bạn quan tâm:

Viết một bình luận

Bài viết liên quan

Gọi hotlineChat messengerChat Zaloorder@giaonhan247.com
black-friday-2024