Home » Kiến Thức Hay » Phong thủy, tâm linh » Đền ông Hoàng Mười ở đâu, đến đền ông Hoàng 10 thì cầu gì?

Đền ông Hoàng Mười ở đâu, đến đền ông Hoàng 10 thì cầu gì?

Đền Ông Hoàng Mười ở miền Trung nổi tiếng, thu hút du khách vì sự linh thiêng. Mỗi dịp đầu năm, cuối năm và tháng 10, du khách tìm ngôi đền này rất đông để cầu bình an và tài lộc. Vậy đền Ông Hoàng Mười ở đâu? Đi tới Đền Ông Hoàng Mười thì nên cầu gì? Cùng tìm hiểu ngay bài viết mà Giaonhan247 sẽ chia sẻ với các bạn ngay dưới đây!

Tìm hiểu sự tích về Ông Hoàng Mười

Ông Hoàng Mười còn được gọi với tên hiệu khác là ông Mười Nghệ An. Dân gian truyền tai nhau rằng, Ông là con của Vua cha Bát Hải Động Đình, một vị quan trên trời và thần tiên chốn Đào Nguyên. Ngài giáng xuống trần gian để giúp đỡ nhân dân, giúp nhân dân có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.

Den ong hoang muoi o dau
Đền Ông Hoàng Mười nằm tại vùng đất Nghệ An

Một trong những truyền thuyết phổ biến nhất là về việc ông Hoàng Mười giáng trần và đầu thai với cái tên Nguyễn Xí, một tướng tài giỏi phục vụ dưới thời vua Lê Thái Tổ. Ông đã có công lao lớn trong việc tiêu diệt giặc Minh và sau đó được giao trọng trách trấn giữ bình yên ở vùng đất Nghệ An (Hà Tĩnh).

Ông luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, thậm chí đã sai quân lính vào rừng đốn củi để xây dựng lại nhà cửa cho người dân. Ông mất do thuyền bị đắm trên sông Lam. Người dân đã cô cùng thương tiếc và lập đền thờ tại đây để tưởng nhớ công lao của ông. Người ta cũng tin rằng ông là hoá thân của nhiều vị quan lịch sử khác và có nhiều truyền thuyết xoay quanh đời sống và công lao của ông.

Lịch sử đền Ông Hoàng Mười

Hưng Nguyên trước đây là một huyện ở bờ dưới của sông Lam, phía nam tỉnh Nghệ An. Nghệ An lâu nay được biết đến như mảnh đất của những người anh hùng và danh nhân. Đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân lịch sử Việt Nam như Đinh Bạt Tụy, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong… Hưng Nguyên cũng có lịch sử sâu đậm và văn hóa đặc trưng của vùng xứ Nghệ.

Những giá trị to lớn này đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Nghệ An và cả nước. Di tích lịch sử đền ông Hoàng Mười là một trong những điểm đến du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng, luôn thu hút sự quan tâm của nhân dân.

Ông Hoàng Mười luôn là vị quan yêu nước thương dân, gần gũi quan tâm đến dân, góp phần to lớn trong việc ổn định và yên bình đời sống nhân dân. Người dân địa phương cũng như cả nước ngưỡng mộ, kính trọng và tôn trọng ông. Hình tượng về ông luôn tuyệt vời, lung linh, huyền bí, gần gũi với dân, mang bản lĩnh, khí phách anh hùng đặc trưng của người dân xứ Nghệ.

Địa chỉ đền ông Hoàng Mười

Hiện nay, miền trung có 2 đền thờ Ông Hoàng Mười rất nổi tiếng, thu hút du khách. Đền Củi tọa lạc tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và Đền Ông Hoàng Mười tại Huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Hai ngôi đền này chỉ cách nhau bởi sông Lam. Đến đền này, du khách có thể nhìn thấy hình ảnh đền kia qua dòng sông.

phu-thu-moi-cho-thoi-trang-lam-dep

Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An

Đền ông Hoàng Mười có địa chỉ làng Xuân Am, thuộc xã Hưng Thịnh, nằm tại huyện Hưng Nguyên của tỉnh Nghệ An. Còn được gọi là đền Mỏ Hạc hoặc đền Xuân Am, ngôi đền này có lịch sử hàng trăm năm, được xây dựng vào thế kỷ XVII dưới thời vua Lê Trung Hưng. Vị trí của đền rất đẹp, bao quanh là dòng sông Cồn Mộc trong xanh uốn lượn, xa xa là cánh đồng xanh mướt của xã. Đền dựa lưng vào núi Con Mèo và núi Dũng Quyết, tạo nên vẻ bình yên và trong lành.

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười Nghệ An có 2 kỳ hội lớn hàng năm. Đó là lễ hội khai điểm vào ngày Rằm tháng 3 âm lịch và Lễ hội giỗ Ông Hoàng Mười vào 10/10 âm lịch

Đền thờ ông Hoàng Mười nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 2 km, rất thuận tiện cho du khách. Đền có vị trí đẹp, bao quanh là cảnh đẹp của núi non và sông nước hữu tình. Đặc biệt, đền còn nổi tiếng với việc thờ cúng các vị thần linh thiêng khác nhau theo tín ngưỡng Đạo Mẫu.

Khu di tích đền Quan Hoàng Mười bao gồm ba tòa điện: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Đền vẫn giữ nguyên hệ thống tượng phật, 21 đạo sắc phong và các bản thần tích chữ Hán có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao.

Đền Củi thờ ông Hoàng Mười tại Hà Tĩnh

Đền Củi Hà Tĩnh là nơi thờ phụng quan Hoàng Mười, thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống, mang đậm phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn. Mặc dù đã trải qua vài lần tôn tạo, nơi đây vẫn giữ gìn được linh hồn và sự cổ kính. Ngôi đền được xây dựng uy nghi, nằm bên bờ sông Lam với trụ cao 2,85m độc đáo. Du khách bước lên 12 bậc là đến hạ điện, tại đây được bố trí các cung thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Ông, cung Hoàng Mười, cung Chầu Mười, cung Trần Triều.

Đền Củi có tiếng linh thiêng, người thành tâm khi đến lễ bái tại đây thường cầu được ước thấy. Điều này thu hút du khách khắp nơi trên cả nước tìm về đền Củi tham quan vãn cảnh, hành lễ cầu bình an, cầu công danh, vinh hiển và tài lộc.

Đi lễ đền Ông Hoàng Mười thì nên cầu điều gì?

Đền Quan Hoàng Mười Nghệ An nổi bật với mái ngói chạm trổ hình rồng. Bên trong, du khách khám phá nhiều điều thú vị không chỉ về kiến trúc mà còn về tín ngưỡng tâm linh. Đến đền Ông Hoàng Mười người ta thường cầu công danh, tài lộc và may mắn cho chính mình và người thân.

Cầu công danh

Theo truyền thuyết, khi xuống trần thế, ông Hoàng Mười là một vị quan có uy quyền, đức cao vọng trọng. Có vô vàn những truyền thuyết khác nhau về xuất thân của Ông Hoàng Mười. Song các truyền thuyết ấy đều có một điểm chung là xây dựng hình tượng Quan Hoàng Mười là người quyền quý, lập được nhiều chiến công vĩ đại, yêu nước, thương dân, được người dân vô cùng tôn kính. Với hình tượng hết sức quyền uy và địa vị cao quý ấy, nhân dân ta luôn tin tưởng rằng ông Hoàng Mười chính là vị thần linh thiêng, ban phát lộc công danh thuận buồm xuôi gió cho con dân bốn phương.

Den ong hoang muoi o dau
Đền Ông Hoàng Mười nổi tiếng bởi yếu tố tâm linh linh thiêng

Hầu hết những người đến ngôi đền ông Hoàng Mười xin lộc đều mong cầu được quan Hoàng Mười phù hộ độ trì cho học hành tấn tới giỏi giang, đỗ đạt trong các kỳ thi quan trọng, đường quan lộ thăng tiến và luôn hanh thông. Sớm chạm được vị trí lãnh đạo cao cấp, thăng quan tiến chức, được người đời ngưỡng vọng, lưu tiếng thơm lại đời sau.

Cầu tài lộc

Theo truyền thuyết, sau khi ông Hoàng Mười qua đời, ông để lại nhiều tài sản cho người nghèo. Ông vẫn được xem là một vị thánh nhân và thường ban phát tài lộc cho người dân. Người ta tin rằng khi đến ngày hội đền ông Hoàng Mười, nếu cầu khấn thành tâm, sẽ nhận được sự ban phúc từ ông. Do đó, đền ông Hoàng Mười trở thành một địa điểm linh thiêng cầu tài lộc ở Việt Nam.

Cầu buôn bán thuận lợi

Những người tin vào tâm linh đặc biệt là giới doanh nhân đều biết về đền ông Hoàng Mười và đền ông Hoàng Bảy. Đây là hai ngôi đền linh thiêng nhất tại Việt Nam. Người kinh doanh thường đến đây để cầu tài lộc, buôn bán suôn sẻ vào dịp đầu năm.

Những người đã đến đền này chia sẻ rằng công việc buôn bán của họ trở nên thuận lợi hơn sau khi đi lễ đền ông Hoàng Mười. Họ tin rằng những điều mình cầu nguyện tại đây sẽ trở thành hiện thực. Do đó, ngày càng có nhiều người đến đền để cầu may mắn trong kinh doanh, công việc luôn bình an và thuận lợi, cửa hàng ngày càng đông khách, mang lại lợi nhuận và giàu có.

Cầu nhiều bình an, hạnh phúc và sức khỏe

Khi còn sống, vị quan Hoàng Mười luôn quan tâm đến hạnh phúc của dân chúng. Ngay cả khi qua đời, ông vẫn ban phát sức khỏe, bình an và hạnh phúc cho mọi người. Nhiều người đến đền để cầu lộc, nhưng cũng có người đến để mong cho gia đình được bình an, sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc.

Dù cầu điều gì ở đền Ông Hoàng Mười, tấm lòng trong sáng và thành tâm lễ bái là quan trọng, không nên tham lam hay suy nghĩ đổi trác để được các vị thần chứng nhận và phù hộ.

Dâng lễ khi đi đến đền Ông Hoàng Mười

Nếu đi lễ đền ông Hoàng Mười, cần chuẩn bị những mâm lễ vật đơn giản như vàng hương, hoa quả tươi, xôi, thịt hoặc giò chả, gà. Nên để tiền vào các hòm công đức để bảo toàn thẩm mĩ cho cõi linh thiêng. Mâm lễ dâng đền Ông Hoàng Mười gồm có:

– Gà luộc hoặc thay thế bằng thịt lợn, chân giò, hoặc giò chả.

– Xôi trắng, xôi gấc, xôi lạc,…

– Rượu bia, nước lọc, nước ngọt,…

– Tiền dương, hương, nến, đèn.

– Mâm sớ, cau trầu tươi, tiền của quan, hoa tươi, quả tươi.

– Vàng quan có màu vàng khoảng 5 dây (đặt 1 mâm).

– Mâm lễ dâng quan ngũ hổ gồm: dây vàng trắng, rượu trắng, tiền vàng âm, hương nến đủ đầy, tiền dương, muối, gạo, 5 quả trứng gà tươi rửa sạch, hoa tươi và tiền công đức tùy tâm.

Nếu có cơ hội hãy tới Đền Ông Hoàng Mười để trải nghiệm văn hóa tâm linh linh thiêng tại ngôi đền có lịch sử hàng trăm năm tại Nghệ An. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này cùng với Giaonhan247.

Có thể bạn quan tâm:

Viết một bình luận

Bài viết liên quan

Gọi hotlineChat messengerChat Zaloorder@giaonhan247.com
phu-thu-moi-cho-thoi-trang-lam-dep