Hàng tạm xuất tái nhập để sửa chữa là một loại hàng tương đối quen thuộc trong việc xuất, nhập khẩu hàng hóa. Đây là hình thức xuất hàng sau đó tái nhập mà không cần phải đóng thuế VAT. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tạm xuất tái nhập để sửa chữa hàng hóa, máy móc nhưng chưa rõ thủ tục tạm xuất tái nhập hàng sửa chữa, hàng tạm xuất tái nhập là gì, mã loại hình tạm xuất tái nhập sửa chữa ra sao, cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Tạm xuất tái nhập là gì?
Tạm xuất tái nhập là gì? Nếu bạn đã từng nghe về loại hình tạm xuất tái nhập nhưng chưa rõ hàng tạm xuất tái nhập là gì, theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật thương mại năm 2005, hàng tạm xuất tái nhập có khái niệm như sau:
“Tạm xuất tái nhập hàng hóa là việc mà hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam”.
Có thể hiểu một cách đơn giản là hàng được đưa ra nước ngoài nhằm mục đích sửa chữa hoặc hỗ trợ các quốc gia khác trong một khoảng thời gian ngắn sau đó lại được đưa ngược trở về Việt Nam.
Xem thêm: Tạm nhập tái xuất là gì, mã mấy? 5 quy định, thủ tục cần nắm
Mã loại hình tạm xuất tái nhập sửa chữa là gì?
Hiện tại theo quy định của pháp luật thì mã hàng tạm xuất tái nhập để sửa chữa sẽ là tạm xuất (G61) – tái nhập (G51).
Theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Thông tư 39/2018/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT_BTC của Bộ Tài chính thì:
G61 – Tạm xuất hàng hóa được “Sử dụng trong trường hợp tạm xuất hàng hóa ra nước ngoài, vào khu Phi thuế quan, từ khu phi thuế quan ra nước ngoài theo chế độ tạm. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…).”
G51 – tái nhập hàng đã tạm xuất được “Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm trường hợp hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…)”.
Thủ tục tạm xuất tái nhập hàng sửa chữa
Thủ tục tạm xuất tái nhập hàng sửa chữa nhìn chung sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ dưới đây:
- Thông tin về hợp đồng mua hàng có các điều khoản rõ ràng về bảo hành và sửa chữa
- Commercial Invoice được cung cấp từ doanh nghiệp, đơn vị cần đưa hàng tạm xuất tái nhập để sửa chữa
- Chú ý, giá trị của hàng hóa sẽ tùy theo doanh nghiệp, giá trị này có thể là 100% giá trị của đơn hàng khi mua, chưa dùng nhưng đã lôi hoặc khấu hao từ 10- 20% giá trị ban đầu. Các thông tin về giá trị hàng hóa thường chỉ dùng để làm thủ tục thông quan chứ không có ý nghĩa thương mại nào.
- Packing list
- Công văn xin tạm xuất tái nhập
- Tờ khai xuất khẩu
Bước 2: Đặt hãng tàu hoặc hãng hàng không để xuất hàng đi
Quy trình thuê hãng tàu và hãng hàng không có đủ sức chứa để chuyển hàng tùy vào doanh nghiệp. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm phương tiện chuyên chở thì chủ hàng có thể nhờ các đơn vị dịch vụ tìm giúp mình dịch vụ vận chuyển.
Bước 3: Thực hiện thủ tục hải quan
Việc khai hải quan cũng có hai lựa chọn, một là doanh nghiệp chủ động điển và làm thủ tục, chịu trách nhiệm về giấy tờ, thủ tục tạm xuất tái nhập hàng sửa chữa sẽ được quy định theo luật Hải Quan. Cơ quan Hải Quan sẽ có hướng dẫn về các thủ tục mà bạn cần thực hiện.
Trên tờ khai doanh nghiệp chú ý nêu rõ serial number, part number, model máy để hải quan chắc chắn hàng xuất đi và hàng nhập về là một.
Bước 4: Thông quan và đưa hàng đi như xuất khẩu thông thường
Bước 5: Tái nhập hàng sau khi đã được sửa chữa
Để tái nhập hàng thì doanh nghiệp cần phải chú ý, hàng hóa đưa về cần chính xác là item đã tái xuất, hàng phải cùng serial, part number, model, thông số được khai trên tờ khai hải quan.
Hàng tạm xuất, tái nhập sẽ không tính thuế nhưng doanh nghiệp phải đảm bảo hàng đưa về đúng hàng xuất đi. Nếu có bất kỳ thông tin nào sai lệch doanh nghiệp của bạn sẽ phải giải trình và chịu trách nhiệm.
Hàng hóa sẽ tính thuế trong giá trị sửa chữa, giá cho thuê và bảo hành nếu có phát sinh nhưng sẽ không phải đóng thuế giá trị gia tăng VAT.
Bước 6: chuẩn bị phương tiện chuyên chở để đưa hàng tái nhập vào Việt Nam
Đừng quên book lịch tàu, lịch bay, lấy B/L, AWB khi hàng hoàn tất tái xuất và chuyển về Việt Nam
Bước 7: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để tái nhập hàng tạm xuất tái nhập để sửa chữa
Bộ hồ sơ để tái nhập hàng tạm xuất để sửa chữa sẽ bao gồm”
- Tờ khai nhập khẩu
- Công văn tái nhập
- Invoice gốc của nước ngoài gửi cho mình
- Packing List
- Tờ khai tạm xuất, bản chính kèm bản sao
- Hợp đồng sửa chữa, bảo hành
Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ với các giấy tờ này, bạn sẽ cần lên chi cục hải quan để làm thủ tục tái nhập, đây cũng là nơi mà bạn làm thủ tục tái xuất. Hàng hóa sẽ phải kiểm hóa để đảm bảo có đúng loại hàng đã được tạm xuất đi hay không
Bước 8: Làm thủ tục để lấy hàng tạm xuất tái nhập để sửa chữa
Sau khi hàng hóa được kiểm tra và được hải quan cho phép thông quan, bạn chuyển hàng hóa về như thủ tục nhập khẩu thông thường. Đây là bước cuối cùng trong thủ tục tạm xuất tái nhập hàng sửa chữa, nếu có bất kỳ vấn để nào thắc mắc về hàng tạm xuất tái nhập để sửa chữa theo loại hình tạm xuất (G61) – tái nhập (G51), hãy để lại câu hỏi tại mục comment ngay nhé!
Giảm thiểu quy trình, thủ tục làm hàng tạm xuất, tái nhập cùng Giaonhan247
Mặc dù hàng tạm xuất tái nhập có thể thuộc danh mục hàng không phải đóng thuế nhưng vẫn cần phải làm các thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu thông thường. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu dùng hàng tạm xuất tái nhập, bạn có thể tham khảo dịch vụ của Giaonhan247. Giaonhan247 là đơn vị uy tín về dịch vụ mua hộ, vận chuyển hàng hộ và xử lý các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Giaonhan247 sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp xử lý các thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa nhanh chóng. Giaonhan247 có thể nhập khẩu ủy thác, ship hàng từ nước ngoài về VN chỉ từ 7 ngày đi chính ngạch.
Dịch vụ nhập khẩu ủy thác chính ngạch từ Mỹ về Việt Nam
Để thực hiện nhập khẩu ủy thác hàng chính ngạch từ Mỹ về Việt Nam, bạn có thể gửi thông tin sản phẩm cho Giaonhan247, sau đó Giaonhan247 sẽ liên hệ với nhà cung cấp để xin báo giá. Nếu giá hợp lý, bạn có thể thanh toán đơn hàng để chúng tôi mua hàng, khai thác, sorting tại nước ngoài, sau đó chuyển hàng về Việt Nam. Khi hàng về nước, Giaonhan247 sẽ làm thủ tục thông quan, khai thác hàng tại kho Việt Nam và cuối cùng là giao hàng cho bạn tại Việt Nam.
Dịch vụ vận chuyển và thông quan chính ngạch (tuyến Mỹ – Đức)
Cũng tương tự như chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, để sử dụng dịch vụ hải quan, thông quan chính gốc Mỹ – Đức, bạn cũng cần gửi thông tin lô hàng cho Giaonhan247, chúng tôi sẽ kiểm tra HSCODE, thuế nhập khẩu, tư vấn đầy đủ thủ tục, chính sách nhập khẩu, định hướng dịch vụ tốt nhất đảm bảo chi phí tối ưu cho khách hàng và báo lại cho bạn về giá dịch vụ.
Sau đó khách gửi hàng về trạm Giaonhan247 tại nước ngoài, nhân viên của chúng tôi sẽ nhận hàng, kiểm tra, sorting và book chuyến bay vận chuyển hàng về Việt Nam, làm thủ tục thông quan và thông báo tiền thuế phải đóng cho khách hàng, thông quan và thực hiện giao hàng nội địa.
Nhanh chóng tham khảo 2 hình thức nhập hàng này của Giaonhan247 để nhập hàng về Việt Nam nhé!
Có thể bạn quan tâm: