Tạm nhập tái xuất là một trong những hình thức nhập hàng, xuất hàng được quy định trong pháp luật của Hải quan Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu tạm nhập tái xuất hàng hóa, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về khái niệm hàng tạm nhập tái xuất và các quy định, thủ tục cần nắm về loại hình xuất, nhập khẩu này ngay dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Hàng hóa được tạm nhập, tái xuất là hàng gì?
Theo quy định của pháp luật thì hàng tạm nhập tái xuất được xem là việc mà hàng hóa ở nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được xem là khu vực hải quan riêng có làm các thủ tục để nhập khẩu vào Việt Nam. Sau khi hàng được nhập khẩu, chúng lại tiếp tục được xuất khẩu để đưa ra khỏi Việt Nam.
Hiểu một cách đơn giản thì có nghĩa là các đơn vị sẽ nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam trong một thời gian rất ngắn chứ không nhằm mục đích bán cho các cá nhân, đơn vị trong nước sử dụng lâu dài. Sau khi nhập khẩu và hoàn thành mục đích thì doanh nghiệp sẽ ngay lập tức chuyển hàng để xuất khẩu sang các nước thứ ba. Bạn có thể hiểu tương tự như việc bạn di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, nhưng trong quá trình di chuyển phải quá cảnh tại một nước thứ ba.
Còn tái xuất được hiểu là quá trình tiếp theo sau của việc tạm nhập. Sau khi hàng hoàn tất các thủ tục nhập khẩu như thông thường và hoàn thành nhiệm vụ tại nước mình, hàng sẽ tiếp tục được xuất sang nước tiếp theo. Do được xuất khẩu tới hai lần nên hình thức này được gọi là tái xuất.
Lưu ý, căn cứ theo quy định của Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì hàng được xem là tạm nhập tái xuất chỉ có thể lưu lại tại Việt nam không quá 60 ngày tính từ thời điểm mà thương nhân, doanh nghiệp bắt đầu các thủ tục để nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam.
Xem thêm: Hàng tạm xuất tái nhập sửa chữa là gì, có mã loại hình nào?
Mã loại hình hàng tạm nhập tái xuất
Hiện tại thì mã sử dụng cho loại hình hàng tạm nhập tái xuất sẽ là loại hình G23 và G13.
Loại hình G23 là tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế, đây là loại hình được áp dụng và ghi trên các giấy tờ khi thương nhân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm nhập và khai báo mã loại hình G13 là tạm nhập miễn thuế. sau khi thực hiện thủ tục tái xuất thì doanh nghiệp sẽ khai mã loại hình G23 (Tái xuất miễn thuế hàng tạm nhập).
Hàng tạm nhập miễn thuế theo mã loại hình G13 sẽ được dùng trong trường hợp như nhập khẩu các loại máy móc thiết bị di bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công, máy móc từ hợp đồng khác chuyển hàng. Các mặt hàng tạm nhập tái xuất thuộc các lĩnh vực như hàng tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm,…. Những mặt hàng này sẽ được nhập theo quy định và chỉ được phép lưu tại Việt Nam trong vòng 60 ngày.
Các quy định, thủ tục cần nắm về hàng tạm nhập tái xuất
Để tạm nhập và tái xuất hàng, bạn cần nắm được một số quy định và thủ tục dưới đây!
Không được kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất nếu không đúng quy định
Hàng tạm nhập tái xuất thường không phải đóng thuế và cũng không cần phải thực hiện nhiều thủ tục phức tạp như hàng nhập khẩu thông thường. Nhưng liệu bạn có được kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất không.
Nếu bạn đang băn khoăn kinh doanh tạm nhập tái xuất là gì thì đây là việc sử dụng các hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu vào nước ta theo loại hình G13, có nghĩa là được nhập vào nước ta mà không cần phải trả phí. Hàng theo mô hình tạm nhập tái xuất chỉ có thể được ở lại Việt nam trong vòng 60 ngày.
Theo quy định, bạn được kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất nhưng phải tuân theo các quy định về luật tạm nhập tái xuất được ban hành.Trong trường hợp hàng hóa chủ yếu được nhập vào Việt Nam để tiếp tục chuyển qua các quốc gia khác chứ không có đủ giấy tờ, tính pháp lý để buôn bán tại thị trường Việt Nam thì bạn không được phép kinh doanh.
Bạn có thể đọc thêm về điều 12, cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất chuyển khẩu theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương.
Không được tạm nhập, tái xuất hàng hóa trong mục cấm
Theo quy định thì hàng hóa thuộc các danh mục dưới đây sẽ không được tạm nhập tái xuất: hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa nằm trong mục chưa được phép lưu hàng, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Hàng hóa tạm nhập tái xuất phải được giám sát bởi các cơ quan hải quan
Tất cả hàng hóa tạm nhập tái xuất đều phải được thông báo và giám sát bởi cơ quan hải quan từ khi bắt đầu làm các giấy tờ tạm nhập cho tới khi hàng hóa được xuất ra khỏi Việt Nam trong thời gian 60 ngày quy định. Hàng hóa trong danh mục hàng tạm nhập tái xuất không được phép chia nhỏ hàng hóa, chuyển hàng từ container này sang container khác hoặc chia nhỏ vận chuyển bằng cách chuyển bớt hàng từ công này sang các công nhỏ hơn trong suốt quá trình hàng vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khu vực giám sát của hải quan.
Trong trường hợp hàng hóa bắt buộc phải chia nhỏ hay thay đổi để tái xuất thì mọi quá trình đều phải thực hiện theo quy định của hải quan Việt Nam.
Hàng tạm nhập tái xuất không được phép lưu tại Việt Nam quá 60 ngày
Thời gian tối đa mà cơ quan Hải quan cho hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ khi các thủ tục giấy tờ được hoàn tất. Nếu cần kéo dài thời gian, doanh nghiệp hoặc thương nhân phải có ý kiến, giấy gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và phải nộp văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi làm các thủ tục tạm nhập. Mỗi đơn hàng sẽ được phép gia hạn không quá 2 lần. Ngay khi quá thời hạn được nêu trên, thương nhân ngay lập tức phải đưa hàng khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy hàng hóa.
Giảm thiểu quy trình, thủ tục làm hàng tạm nhập tái xuất cùng Giaonhan247
Mặc dù hàng xuất tái nhập có thể thuộc danh mục hàng không phải đóng thuế nhưng vẫn cần phải làm các thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu thông thường. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu dùng hàng tạm xuất tái nhập, bạn có thể tham khảo dịch vụ của Giaonhan247. Giaonhan247 là đơn vị uy tín về dịch vụ mua hộ, vận chuyển hàng hộ và xử lý các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Giaonhan247 sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp xử lý các thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa nhanh chóng. Giaonhan247 có thể nhập khẩu ủy thác, ship hàng từ nước ngoài về VN chỉ từ 7 ngày đi chính ngạch.
Dịch vụ Nhập khẩu ủy thác chính ngạch từ Mỹ về Việt Nam
Để thực hiện nhập khẩu ủy thác hàng chính ngạch từ Mỹ về Việt Nam, bạn có thể gửi thông tin sản phẩm cho Giaonhan247, sau đó Giaonhan247 sẽ liên hệ với nhà cung cấp để xin báo giá. Nếu giá hợp lý, bạn có thể thanh toán đơn hàng để chúng tôi mua hàng, khai thác, sorting tại nước ngoài, sau đó chuyển hàng về Việt Nam. Khi hàng về nước, Giaonhan247 sẽ làm thủ tục thông quan, khai thác hàng tại kho Việt Nam và cuối cùng là giao hàng cho bạn tại Việt Nam.
Dịch vụ vận chuyển và thông quan chính ngạch (tuyến Mỹ – Đức)
Cũng tương tự như chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, để sử dụng dịch vụ vận chuyển và thông quan chính gốc Mỹ – Đức, bạn cũng cần gửi thông tin lô hàng cho Giaonhan247, chúng tôi sẽ kiểm tra HSCODE, thuế nhập khẩu, tư vấn đầy đủ thủ tục, chính sách nhập khẩu, định hướng dịch vụ tốt nhất đảm bảo chi phí tối ưu cho khách hàng và báo lại cho bạn về giá dịch vụ.
Sau đó khách gửi hàng về trạm Giaonhan247 tại nước ngoài, nhân viên của chúng tôi sẽ nhận hàng, kiểm tra, sorting và book chuyến bay vận chuyển hàng về Việt Nam, làm thủ tục thông quan và thông báo tiền thuế phải đóng cho khách hàng, thông quan và thực hiện giao hàng nội địa.
Nhanh chóng tham khảo 2 hình thức nhập hàng này của Giaonhan247 để nhập hàng về Việt Nam nhé!
Có thể bạn quan tâm: