Home » Kiến thức » Kiến thức xuất nhập khẩu » Thủ tục 6 bước nhập khẩu bếp điện từ dùng trong gia đình

Thủ tục 6 bước nhập khẩu bếp điện từ dùng trong gia đình

Các loại bếp điện từ dùng trong gia đình đang ngày càng được ưa chuộng và trở thành lựa chọn hàng đầu thay thế cho các loại bếp gas thông thường. Nhu cầu cập nhập bếp điện từ để kinh doanh, sử dụng cũng ngày càng tăng trong nhiều năm trở lại đây. Trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu bếp điện từ và các thông tin để nhập khẩu bếp chính ngạch về Việt Nam.

nhap khau bep dien tu
Thủ tục hải quan nhập khẩu bếp điện từ dùng trong gia đình

Các văn bản, giấy phép cần hoàn thiện để nhập khẩu bếp điện từ

Phần lớn các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam đều phải thực hiện giấy phép theo quy định thì mới được phép nhập khẩu hàng về nước. Theo quyết định 3810/QĐ- BKHCN  ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học công nghệ, mặt hàng bếp điện từ phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 9/2012/BKHCN.

Thông tư 07/2018/BKHCN về việc Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.

Khi có nhu cầu nhập khẩu bếp điện từ thì doanh nghiệp cần phải làm đăng ký kiểm tra chất lượng. Các dòng bếp điện được nhập khẩu có in logo, thương hiệu lớn, khi nhập khẩu, doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền, văn bản chấp nhận từ hãng cho phép được nhập khẩu.

Mã HS Code bếp điện từ và các loại thuế liên quan

ma hs code bep dien tu
Mã HS Code bếp điện từ và các loại thuế liên quan

Tra cứu mã HS Code của các loại bếp điện từ sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế, xác định yêu cầu, giấy tờ cần thiết để làm các thủ tục liên quan.

Hiện tại, doanh nghiệp có thể tra mã HS Code bằng cách hỏi các đơn vị từng nhập khẩu bếp điện tử, các đơn vị có kinh nghiệm nhập khẩu bếp điện sẽ biết chính xác mã HS code cho các loại bếp mà không cần phải tra cứu rắc rối. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tra cứu trên biểu thuế nhập khẩu hoặc tra trên các trang web trực tuyến như:

  • Thông qua website chính thức của Hải quan Việt Nam: http://customs.gov.vn/sitepages/Tariff.aspx
  • Thông qua website tra cứu hs code quốc tế: https://www.exportgenius.in/hs-code
  • Tra cứu qua trang web bieuthieu.net

Hiện tại mã HS bếp điện từ là 85166090, với mã HS này thì doanh nghiệp phải trả thuế VAT 8% , thuế nhập khẩu ưu đãi 25%.

Ngoài 02 loại thuế này thì bếp điện từ còn phải nộp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thuế này sẽ được quy định và áp dụng theo từng loại bếp cụ thể. Ngoài ra, các loại bếp được nhập khẩu từ các quốc gia như : Châu Âu, Ấn Độ, Úc, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Asean cũng sẽ phải nộp các mức thuế khác nhau. Doanh nghiệp nên chủ động yêu cầu đơn vị bán hàng cung cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ để hưởng mức thuế ưu đãi nhất cho mình.

black-friday-2024

Phương pháp tính thuế nhập khẩu bếp điện từ:

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS thuế nhập khẩu điện từ được tính theo công thức: Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
  • Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức : Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x A%.

Chi tiết thủ tục nhập khẩu bếp điện từ

Tham khảo thêm thủ tục nhập khẩu bếp điện từ ngay sau đây:

chi tiet nhap khau bep dien tu
Chi tiết thủ tục nhập khẩu bếp điện từ

Bước 01: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Các doanh nghiệp thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng cho các loại bếp từ tại chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu.

Theo thông tin từ Cổng dịch vụ công quốc gia, cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa,…

Thời gian để nhận kết quả kiểm tra chất lượng bếp từ là sau 01 ngày làm việc. Sau 15 ngày từ khi thông quan hàng, doanh nghiệp cần phải nộp lại cho cơ quan kiểm tra bản sao chứng chỉ chất lượng hoặc chứng thư giám định phù hợp,..

Bước 02: Chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu bếp điện tử

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bếp điện nói riêng, các mặt hàng khác nói chung, được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bếp điện từ gồm những chứng từ sau đây:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
  • Catalog (nếu có)

Bước 03: Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan lô hàng

Hàng về cảng/ sân bay nào thì mở tờ khai tại chi cục hải quan quản lý cảng/ sân bay đó. Tờ khai hải quan là một tài liệu chính thức liệt kê và cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Về mặt pháp lý, khai báo hải quan là hành vi mà một người cho biết mong muốn đặt hàng hóa theo một thủ tục hải quan nhất định.

Để nhập khẩu được bếp điện trong thời gian nhanh chóng và tối ưu nhất, người khai cần khai chính xác các thông tin hàng hóa, mã HS code bếp điện từ để hàng được xử lý nhanh chóng mà không gặp bất kỳ rủi ro gì.

Nếu đã có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 04: Mở tờ khai hải quan

Sau khi tờ khai được truyền, lô hàng bếp điện từ của bạn sẽ bắt đầu được phân luồng xanh, đỏ, vàng. Luồng xanh là các mặt hàng được phép ra khỏi cảng mà không cần kiểm tra chứng từ hàng hóa. Luồng vàng là lô hàng phải được kiểm tra chứng từ, luồng đỏ là lô hàng bị kiểm tra cả hàng hóa và giấy tờ. Để tránh trường hợp hàng hóa bị rơi vào luồng đỏ, doanh nghiệp cần chú ý làm tờ khai hải quan một cách chi tiết, kỹ càng, tránh các sai sót không đáng có gây ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu bếp điện từ.

Bước 05: Thông quan tờ khai hải quan

Trong trường hợp hàng hóa được thông quan, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp thuế để chuyển hàng từ cảng về kho.

Bước 06: Mang hàng về kho, sử dụng hoặc bảo quản

Bước cuối cùng là chuyển hàng hóa về kho sau khi hoàn thành mọi thủ tục về hải quan và nộp thuế. Doanh nghiệp có thể thuê phương tiện chở hàng về hoặc thuê kho để bảo quản hàng hóa.

Nhập khẩu bếp điện từ chính ngạch qua dịch vụ của Giaonhan247 ngay hôm nay

Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn các thủ tục nhập khẩu bếp điện từ, mã hs bếp điện từ,.. Hy vọng các bước này sẽ giúp các doanh nghiệp chưa từng nhập khẩu bếp điện từ nắm được quy trình nhập khẩu riêng.

Nếu chưa rõ quy trình nhập khẩu bếp điện từ, bạn nên tham khảo sử dụng dịch vụ ủy thác chính ngạch từ Mỹ về Việt Nam hay dịch vụ hải quan và thông quan chính ngạch (tuyến Mỹ – Đức). Giaonhan247 là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu hàng hóa chính ngạch và vận chuyển hàng hóa có tiếng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam với thời gian tối ưu và chi phí tiết kiệm, hàng hóa đảm bảo về Việt Nam trong thời gian từ 7 ngày.

Tham khảo thêm chi phí hải quan mà Giaonhan247 cung cấp ngay dưới đây!

  • Import customs clearance fee: $50/CDS
  • Handling fee: $30/shipment
  • Customs inspection fee (if any): $40/CDS
  • Customs inspection fee (if any): at cost (tùy thuộc vào loại hàng sẽ có báo phí cụ thể)

* Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm VAT

Ngoài ra, còn các khoản phí khác như: Import Tax & VAT, Customs document fee, Detention (phí lưu kho), Giaonhan247 sẽ thông báo cụ thể theo từng loại hàng.

Mọi thắc mắc về chi phí hải quan nhập khẩu, quý khách vui lòng liên hệ với Giaonhan247 theo thông tin sau:

Có thể bạn quan tâm:

Viết một bình luận

Bài viết liên quan

Gọi hotlineChat messengerChat Zaloorder@giaonhan247.com
black-friday-2024