Home » Kiến thức » Kiến thức xuất nhập khẩu » Mã HS code và 5 quy định về thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn

Mã HS code và 5 quy định về thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn

Thảm trải sàn từ lâu đã trở thành vật dụng quen thuộc vừa có chức năng giữ ấm lại có chức năng trang trí cho không gian được sử dụng. Nhu cầu mua sắm sản phẩm thảm trải sàn tại Việt Nam tăng nên đồng nghĩa với việc có ngày càng nhiều các đơn vị muốn nhập khẩu thảm trải sàn về để kinh doanh. Các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu thảm trải sàn nhưng chưa rõ thông tin thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn hay mã HS thảm trải sàn có thể tham khảo thêm ngay trong bài viết sau!

ma hs code
Mã HS code và 5 quy định về thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn

Mã HS code thảm trải sàn

Hs code là một phương pháp số được tiêu chuẩn hóa để phân loại các sản phẩm thương mại xuất khẩu của các cơ quan hải quan trên thế giới. Được quản lý bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), mã này rất quan trọng đối với hàng xuất khẩu. 

ma hs code tham trai san
Mã HS code thảm trải sàn

Mã HS hiện được sử dụng theo luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) của mỗi quốc gia. Bao gồm hơn 5.000 nhóm hàng hóa, danh pháp được quốc tế công nhận xác định mỗi sản phẩm bằng một mã 6 chữ số duy nhất, được xác định bởi luật pháp, để điều chỉnh tính thống nhất trên toàn thế giới. 

MÃ HS code của các sản phẩm như thảm trải sàn sẽ được quy định dựa theo chất liệu, tính chất của sản phẩm, mỗi sản phẩm thảm khác nhau sẽ có các mã khác nhau. Điều doanh nghiệp cần làm là xác định cụ thể mã HS của từng loại thảm để ghi trong các giấy tờ xuất nhập khẩu.

Hiện nay, pháp luật quy định mã HS thảm trải sàn nằm trong chương 57

  • 5703 – Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, được chần, đã hoặc chưa hoàn thiện.
  • 570320 – Từ ni lông hoặc các polyamit khác:
  • 57032090 – Loại khác

Các loại thuế cần đóng khi nhập khẩu thảm trải sàn

Khi nhập khẩu Thảm trải sàn về Việt Nam, doanh nghiệp sẽ cần đóng một số loại thuế như thuế giá trị gia tăng và thuế suất nhập khẩu ưu đãi. Tuy nhiên thì hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các loại thảm là 0% nên doanh nghiệp chỉ cần đóng 10% thuế giá trị gia tăng!

Một số quy định về thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn

thu tuc nhap khau tham trai san
Một số quy định về thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn

Việc nhập khẩu thảm trải sàn không khó nhưng thường mất khá nhiều thời gian cho các doanh nghiệp mới lần đầu nhập khẩu do nhiều thủ tục và giấy tờ phức tạp. Dưới đây là một số quy định, thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

Quy định nhập khẩu thảm trải sàn

Các mặt hàng như thảm trải sàn không nằm trong danh mục sản phẩm bị cấm nhập khẩu về Việt Nam nên doanh nghiệp có thể dễ dàng nhập khẩu mà không gặp trở ngại gì. 

ngay-doi-12-thang-12

Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn cần phải chú ý một số quy định nhập khẩu như:

  • Căn cứ vào Thông Tư số 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 thì các sản phẩm dệt may thuộc phụ lục I của QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21 (trừ các sản phẩm có mã HS 9619) khi nhập khẩu cần thực hiện công bố hợp quy trước khi đưa sản phẩm đó phân phối ra thị trường để tiêu thụ.
  • Căn cứ vào Quyết định số 765/QĐ-BCT ngày 29/03/2019 thì thảm trải sàn có mã HS thuộc Chương 57 “được cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu không phải xuất trình kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa khi thực hiện thủ tục thông quan”.

Nhìn chung, quy định để nhập khẩu thảm trải sàn không quá phức tạp, các doanh nghiệp có thể thực hiện theo quy định để nhập khẩu sản phẩm một cách dễ dàng

Thực hiện công bố hợp quy sản phẩm

Với sản phẩm thảm trải sàn, doanh nghiệp cần chuẩn bị hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Bước này được thực hiện trước khi hàng về đến cảng.

Theo Thông tư 21/2017/TT-BCT, doanh nghiệp có thể thực hiện công bố hợp quy theo hình thức sau:

  • Thứ nhất, tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất).
  • Thứ hai, công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận, giám định đã được chỉ định (bên thứ ba).

Một bộ giấy chứng nhận hợp quy sẽ được chuẩn bị phù hợp theo hai hình thức trên, theo hình thức thứ nhất thì hồ sơ hợp quy sẽ có: 

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn QCVN 01: 2017/BCT);
  • Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax; Tên sản phẩm, hàng hóa; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;…
  • Các chứng từ khác

Với cách 2, doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị 

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn QCVN 01: 2017/BCT);
  • Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận,  giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Bộ chứng từ hải quan

Để lấy được hàng khi hàng về đến cảng, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ hải quan. Bộ chứng từ thảm trải sàn cũng tương tự như bộ chứng từ nhập khẩu các sản phẩm khác, bao gồm:

  • Sales contract – Hợp đồng thương mại
  • Commercial invoice or Invoice – Hóa đơn thương mại
  • Packing list – Bảng liệt kê chi tiết hàng hóa
  • Bill of Lading – Vận đơn
  • Certificate of Origin form Ưu đãi (nếu có).
  • Chứng từ khác (nếu có)
  • Arrival Notice – Thông báo hàng đến
  • Giấy tờ khác nếu có

Làm tờ khai và truyền tờ khai hải quan

Khi hàng đã về thì doanh nghiệp phải làm tờ khai và truyền tờ khai hải quan.

 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu sẽ bao gồm các giấy tờ chung như sau:

  • Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
  • Hóa đơn thương mại 01 bản
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương 
  • Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra 01 bản
  • Tờ khai trị giá
  • Giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Nộp thuế, hoàn thiện các thủ tục còn lại và lấy hàng

Tiếp đó, doanh nghiệp cần nộp thuế cho nhà nước qua kho bạc, lấy lệnh giao hàng, chuẩn bị bộ hồ sơ để lấy lệnh giao hàng.  Nếu hàng hóa được đưa vào luồng xanh và được phép chuyển hàng, doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục khác nếu còn và lấy hàng, đưa hàng về kho của mình để bảo quản.

Nhập khẩu hàng hóa với sự hỗ trợ của Giaonhan247

Trên đây là một số thông tin về mã HS thảm trải sàn, thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn theo đường chính ngạch. Nếu chưa từng nhập khẩu thảm trải sàn và muốn rút ngắn thời gian xử lý giấy tờ, bạn có thể tham khảo ngay dịch vụ nhập khẩu ủy thác chính ngạch từ Mỹ về Việt Nam và dịch vụ vận chuyển và thông quan chính ngạch (tuyến Mỹ – Đức) của Giaonhan247!

Giaonhan247 là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực ủy thác chính ngạchdịch vụ hải quan và thông quan (tuyến Mỹ – Đức). Với giá thành tối ưu và thời gian vận chuyển nhanh chóng, Giaonhan247 sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu quá trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.

Chúng tôi là đơn vị hỗ trợ nhập khẩu và mua hộ hàng hóa chính ngạch với giá thành tiết kiệm và thời gian tinh gọn. Hãy yên tâm tham khảo dịch vụ nhập khẩu thảm trải sàn của chúng tôi!

  • Import customs clearance fee: $50/CDS
  • Handling fee: $30/shipment
  • Customs inspection fee (if any): $40/CDS
  • Customs inspection fee (if any): at cost (tùy thuộc vào loại hàng sẽ có báo phí cụ thể)

* Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm VAT

Ngoài ra, còn các khoản phí khác như: Import Tax & VAT, Customs document fee, Detention (phí lưu kho), Giaonhan247 sẽ thông báo cụ thể theo từng loại hàng.

Mọi thắc mắc về chi phí hải quan nhập khẩu, quý khách vui lòng liên hệ với Giaonhan247 theo thông tin sau:

Có thể bạn quan tâm:

Viết một bình luận

Bài viết liên quan

Gọi hotlineChat messengerChat Zaloorder@giaonhan247.com
ngay-doi-12-thang-12