Ngò gai là một loại rau gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên việc uống nước ngò gai mang đến những tác dụng tuyệt vời mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng giải đáp các câu hỏi: Ngò gai chữa bệnh gì? Uống ngò gai có tác dụng gì? Hay ngò rí nấu nước uống trị bệnh gì? Qua bài viết 10 công dụng tuyệt vời khi sử dụng ngò gai nấu nước uống. Hãy cùng theo dõi nhé.
Mục lục bài viết
Đôi nét về ngò gai
Hầu như mọi người đều từng nhìn thấy và đươc ăn ngò gai vì đây là một loại cây vô cùng phổ biến đối với người Việt. Vậy hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về loài cây này nhé!
Đặc điểm chung của ngò gai
Ngò gai hay còn gọi là ngò rí, mùi tàu, hồ tuy, thích nguyên tuy, dương nguyên tuy và sơn nguyên tuy,… là một loại rau thân thảo, lá có hình răng cưa được mọc từ sát gốc và có phiến mỏng, có tên khoa học là Eryngium foetidum L. Họ: Hoa tán (Apiaceae). Tác dụng chính của ngò gai là được sử dụng như một loại rau thơm, rau gia vị, tạo nên sự hấp dẫn cho nhiều món ăn. Tuy nhiên, ít ai biết ngò gai còn có tác dụng chữa bệnh cực kỳ tốt và được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu trong đông y.
Cây ngò gai rất phổ biến và dễ trồng, có tuổi thọ vài năm, cao khoảng 40 cm. Mép lá có răng cưa, hình mũi mác và thon hẹp. Theo y học cổ truyền, ngò gai có tính ấm, vị đắng, mùi thơm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giảm đau, giải độc, hạ nhiệt, kích thích tiêu hoá cũng như khử mùi hôi một cách hiệu quả…
Ứng dụng của ngò gai trong cuộc sống
Tất cả các bộ phận của cây ngò gai đều được tận dụng để làm thức ăn hay làm thảo dược, có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Các thành phần có trong lá ngò gai có thể kể đến là protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor, sắt, vitamin B1 và vitamin C…Theo các nghiên cứu hiện đại, lá ngò gai chứa tới 0,02 – 0,04% tinh dầu bay hơi; rễ cây ngò gai chứa saponin mang lại hiệu quả giảm đau, trị cảm cúm, cảm lạnh, hôi miệng…
Trong ẩm thực, vị ngò gai thường the cay, hơi đắng, thơm và tính ấm. Toàn cây có tinh dầu và lá có vị thơm nên được dùng trong nhiều món ăn. Ngò rí còn được giã đắp chữa được chấn thương, bị côn trùng đốt hoặc bò cạp cắn. Nhiều nơi phụ nữ còn đem nấu ngò gai chung với bồ kết để gội đầu cho thơm tóc.
Rau ngò gai trị bệnh gì?
Câu hỏi lá ngò gai trị bệnh gì? Đây là câu hỏi sẽ được hiểu là việc sử dụng trực tiếp lá ngò gai tươi trong việc trị bệnh.
Long đờm, trị ho
Ngò gai tươi giã nhỏ lọc bỏ bã, lấy nước cốt, sau đó bỏ thêm một chút muối hạt. Sử dụng 1-2 lần/ngày nước ngò gai tươi mang lại tác dụng long đờm và trị ho một cách hiệu quả.
Làm tan vết bầm
Khi bị các vết bầm dưới da, bạn chỉ cần giã nhuyễn lá ngò gai và đắp lên vết bầm. Phương pháp này chỉ có tác dụng với vết bầm chứ không có tác dụng chữa trị những tổn thương khác như bong gân, trật khớp.
Trị nhiệt miệng, loét miệng
Bạn có thể nhai nhỏ lá ngò gai kết hợp với lá húng chanh và ngậm trong miệng trong khoảng 5’ Nếu nuốt được thì càng tốt. Chỉ cần thực hiện 2-3 lần/ ngày là bạn đã có thể nhanh chóng làm chịu vết thương và lấy lại cảm giác ngon miệng.
Điều trị bệnh sởi
Đối với trẻ sơ sinh bị sởi, ta có thể giã nát lá ngò gai rồi sao nóng. Sau đó bọc trong vải mềm và chà sát lên người trẻ. Còn với trẻ lớn đã có thể uống được thì có thể giã nhỏ và lọc lấy nước lá ngò gai cho trẻ uống để kích thích các nốt sởi mọc nhanh, tránh lặn và trong và mau khỏi bệnh.
Ngò gai nấu nước uống trị bệnh gì?
Câu hỏi uống nước ngò gai có tác dụng gì? sẽ giải đáp những thắc mắc về tác dụng của nước ngò gai trong việc chữa trị một số bệnh như sau:
Trị hôi miệng
Dùng một nắm lá ngò gai đem sắc cùng một vài hạt muối và sử dụng nước này để súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau 5-6 ngày bạn sẽ nhận được hiệu quả vô cùng bất ngờ.
Trị đau bụng, tiêu chảy
Đun lá ngò gai tươi với một ít lá tía tô, một củ sả. Sau đó dùng nước này uống trong ngày sẽ trị được bệnh tiêu chảy.
Trị chứng đầy hơi
Để trị chứng đầy hơi, người bệnh có thể dùng 50g lá ngò gai sắc cùng vài lát gừng đập dập với 400ml nước. Đun lấy 200ml nước, chia 2 lần uống, mỗi lần cách nhau tối thiểu 3h đồng hồ.
Trị chứng đái dầm
Dùng ngò gai, cỏ mần trầu, rau ngổ mỗi thứ 20g, cỏ sữa 10g tất cả đem thái nhỏ, sắc lấy nước uống sau bữa ăn chiều. Chỉ cần uống nước ngò gai 3-4 ngày thì chứng đái dầm sẽ giảm hẳn.
Chữa cảm mạo
Lấy 10g ngò gai khô và 6g cam thảo đun với 300ml nước, sắc kỹ. Sử dụng nước nước này uống 3 lần trong ngày sẽ nhận được tác dụng trị cảm mạo tức thì.
Hạ cholesterol trong máu
Sử dụng nước ngò gai một cách thường xuyên hàng ngày sẽ giúp hạ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ăn không tiêu, không ngon miệng
Để kích thích tiêu hoá và giúp ăn ngon miệng, ta có thể sắc 15g ngò gai lấy nước uống 2-3 lần/ ngày.
Trị cảm cúm
Dùng 40g ngò gai, 10g gừng tươi, 20g cúc tần, 20g ngải cứu đun cùng 400ml nước. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Chú ý cần uống nóng, sau khi uống nên nằm đắp chăn để toát mồ hôi và giảm cúm.
Cách dùng ngò gai nấu nước uống
Theo kinh nghiệm của người xưa để lại, ngò gai trị được rất nhiều loại bệnh. Nhưng tuỳ vào tính chất bệnh mà pha chế nước ngò gai theo những cách khác nhau:
Cách dùng ngò gai trị cảm cúm
Chuẩn bị lá ngò gai 30g, sinh khương 10g, ngải cứu 20g, mần trầu 15g, cúc tần 15g, cam thảo nam 15g. Các vị thuốc trên đều thái khúc, sinh khương đập dập, cho 500 ml nước đun cho sắc lấy 100ml chia 2 lần uống sáng, chiều lúc thuốc còn ấm.
Cách dùng ngò gai trị hôi miệng
Lấy 1 nắm rau ngò gai, rửa sạch, đun cho sắc đặc, cho thêm vài hạt muối vào, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng từ 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi hẳn, trả lại.
Cách dùng ngò gai trị đầy hơi, ăn khó tiêu
Chỉ cần dùng 50g lá ngò gai, rửa sạch, thái dài khoảng 3 – 4cm. Đập dập thêm 10g gừng tươi. Tất cả sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng.
Cách dùng ngò gai làm long đờm
Sau khi dịch Covid-19 qua đi, rất nhiều người đã sử dụng bài thuốc từ lá ngò gai để long đờm, phần nào trị bệnh trong và hậu Covid. Khi bệnh nhân bị ho có đờm, đờm thường ứ đọng, bám dính trong cổ họng gây khó thở và khó chịu. Theo các tài liệu Đông y, mùi tàu có tính ấm nóng. Do đó, có thể dùng mùi tàu phối ngũ với một số vị thuốc nam khác để tống phần đờm bám dính trong cổ họng ra.
Công thức trị đờm thực ra rất đơn giản, chỉ cần dùng lá mùi tàu tươi 40g thái nhỏ, cho 300 ml nước đun sôi, chia 2 lần uống lúc nước ấm.
Thử một cách làm khác, bạn có thể dùng lá ngò gai tươi 20g thái nhỏ, cho 100g thịt bò tươi vào xào cùng và ăn nóng, ngày ăn 02 lần.
Một số lưu ý khi sử dụng ngò gai để trị bệnh
- Khi sử dụng lá ngò gai để trị bệnh, nếu bạn thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào, hãy ngưng sử dụng để tránh tình trạng dị ứng, kích ứng.
- Không sử dụng ngò gai cho phụ nữ có thai vì sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
- Người mắc bệnh dạ dày thì nên dùng lá ngò gai tươi xay nhỏ hoặc đun nước uống sẽ tốt hơn việc ăn sống là ngò gai.
- Người bị hen, suyễn, viêm phế quản mãn tính không nên sử dụng ngò gai.
- Tinh dầu của ngò gai có thể gây kích với da, vì vậy cần phải mang bao tay khi tiếp xúc trực tiếp với cây ngò gai
Hi vọng với những thông tin chi tiết trên đây, bạn đã có thể trả lời câu hỏi ngò gai trị bệnh gì? Hãy tham khảo và sử dụng ngò gai một cách có hiệu quả bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: