Home » Kiến thức » Kiến thức xuất nhập khẩu » HS code và 6 thủ tục nhập khẩu ghế sofa, bàn ghế văn phòng

HS code và 6 thủ tục nhập khẩu ghế sofa, bàn ghế văn phòng

Ghế sofa, bàn ghế văn phòng là danh mục sản phẩm hàng hóa được săn đón nhiều tại Việt Nam. Những sản phẩm này luôn có nhu cầu nhập khẩu cao với số lượng lớn. Thủ tục nhập khẩu ghế văn phòng, ghế sofa không quá phức tạp nhưng không phải ai cũng nắm rõ các thông tin này. Trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu mã HS ghế sofa, thủ tục nhập khẩu ghế sofa chính ngạch.

thu tuc nhap khảu ghe van phong sofa
Mã HS code và thủ tục nhập khẩu ghế sofa, bàn ghế văn phòng

Mã HS code các loại ghế 

Mã HS Code là thông tin mà các doanh nghiệp, cá nhân bắt buộc phải nắm rõ khi nhập khẩu bất kỳ loại ghế nào. Đây là mã để xác định loại ghế doanh nghiệp nhập khẩu và mức thuế mà doanh nghiệp phải thanh toán. Các loại ghế khác nhau sẽ có mã HS Code khác nhau và đương nhiên biểu thuế phải đóng cũng có sự khác biệt. Nếu trong các giấy tờ hải quan, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp không điền chính xác mã HS Code, hàng hóa sẽ khó nhập khẩu vào nước và sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.

Mã HS code của các loại ghế nhập khẩu thuộc chương 94. Dưới đây là mã HS code một số loại ghế mà bạn có thể tham khảo:

  • Mã HS: 94017100, ghế không xoay không nâng, đã nhồi đệm
  • Mã HS: 94033000, đồ nội thất bằng gỗ loại sử dụng trong văn phòng
  • Mã HS: 94013000, ghế có xoay có nâng hạ, được phủ mặt hoặc gia cố chỉ bằng giấy hoặc bìa
  • Mã HS : 94032090, các loại ghế khác

Các loại thuế phải đóng khi nhập khẩu ghế văn phòng

thue nhap khau ghe
Các loại thuế phải đóng khi nhập khẩu ghế văn phòng

Dù nhập khẩu ít hay nhiều thì các cá nhân, doanh nghiệp cũng cần thanh toán thuế cho nhà nước. Các sản phẩm ghế khác nhau sẽ phải đóng mức thuế khác nhau. Nhưng thông thường thì các loại thuế phải đóng sẽ bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu.

  • Thuế giá trị gia tăng là 10% cho các loại ghế
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi có mức đóng từ 25%
  • Thuế nhập khẩu thông thường có mức đóng từ 35%

Công thức tính thuế nhập khẩu cho sản phẩm ghế như sau:

  • Thuế được tính theo mã HS code của từng loại ghế, công thức tính như sau: Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
  • Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x 10%. Trị giá CIF được tính bằng giá trị xuất xưởng của sản phẩm và tính thêm các chi phí để chuyển hàng từ cửa khẩu của nước xuất khẩu về đến Việt Nam.

Lưu ý trên bao bì sản phẩm ghế nhập khẩu

Bao bì sản phẩm không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhập hàng, xuất hàng, phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng mà còn để quảng bá sản phẩm, bảo quản sản phẩm khi không sử dụng đến.

Các sản phẩm ghế sofa, bàn ghế văn phòng khi nhập khẩu đều cần đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành, và bắt buộc phải có các thông tin sau:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Căn cứ pháp lý cần tham khảo khi làm thủ tục nhập khẩu ghế văn phòng, sofa

Để quá trình nhập khẩu ghế văn phòng, sofa trở nên nhanh chóng, thuận lợi hơi, doanh nghiệp có thể xem thêm thông tin và quy định trong các thông tư, nghị định cụ thể:

black-friday-2024
  • Hàng tiêu dùng Đã Qua Sử Dụng cấm nhập khẩu (12/2018/TT-BCT)
  • Tạm ngừng Kinh Doanh Tạm Nhập Tái Xuất Chuyển Khẩu (12/2018/TT-BCT)
  • Hàng hóa nhập khẩu rủi ro về phân loại theo quyết định 583 QĐ TCHQ 2019

Chi tiết thủ tục nhập khẩu ghế văn phòng, sofa

Nếu chưa rõ các bước làm thủ tục nhập khẩu ghế văn phòng, sofa, bạn có thể tham khảo quy trình cụ thể sau đây!

thu tuc nhap khau ghe van phong sofa
Chi tiết thủ tục nhập khẩu ghế văn phòng, sofa

Bước 01: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa

Chứng từ hàng hóa là các giấy tờ nêu rõ đặc điểm, giá trị, chất lượng, số lượng hàng hóa.

Để nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào từ các quốc gia khác về Việt Nam, bạn cũng cần chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa.

Một bộ chứng từ cơ bản sẽ gồm các thông tin như sau:

– Hợp đồng thương mại (Sale Contract).

– Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).

– Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).

– Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).

– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

Bước 02: Khai và truyền tờ hải quan

Tờ khai hải quan tên tiếng anh là Customs Declaration là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện tiến hành kê khai các thông tin chi tiết về sản phẩm khi thực hiện nhập khẩu hàng vào Việt Nam. Doanh nghiệp cần điền đúng thông tin tờ khai để giải thiểu rủi ro khi phân luồng và nhập khẩu sản phẩm.

Khi hàng nhập khẩu về Việt Nam, hải quan sẽ thông báo hàng về hoặc hãng vận chuyển sẽ gửi giấy báo. Điều bạn cần làm là hoàn thiện tờ khai theo các thông tin hàng hóa nhập khẩu. Trong tờ khai này sẽ có phần điền mã HS Code. Tùy vào sản phẩm nhập khẩu mà doanh nghiệp điền đúng mã HS code của mình.

Cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra tờ khai khi bạn đã hoàn tất và chuyển tờ khai đi,  hệ thống của cơ quan cũng sẽ tự động cấp số nếu như các thông tin mà bạn bạn cập nhật là chính xác và đầy đủ.

Nếu bạn không thể chủ động hoàn thiện tờ khai và gặp nhiều vấn đề khi làm thủ tục thông quan, lúc này bạn cũng có thể nhờ người khai thuê hoặc các đơn vị thứ ba giúp mình hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ để có thể đưa hàng về kho của mình một cách nhanh chóng nhất có thể.

Bước 03: Lấy lệnh giao hàng

Lệnh giao hàng hay còn gọi là Delivery Order là chứng từ dùng trong vận tải quốc tế, chứng từ này do hãng vận tải phát hàng và chỉ đưa cho chủ hàng hoặc đơn vị vận chuyển trình lên các cơ quan có thẩm quyền để lấy hàng về kho. Hiện tại có hai loại D/O là D/O do forwarder (đại lý vận chuyển), D/O do hãng tàu phát hành.

Chủ hàng cần lấy lệnh giao hàng sau khi tàu cập cảng, lệnh giao hàng có thể lấy trước hoặc sau khi hàng cập cảng. Do thủ tục lấy lệnh giao hàng diễn ra song song với thủ tục hải quan, nên hai quy trình này có thể diễn ra độc lập, người thực hiện thủ tục hải quan cũng có thể hoàn thiện thủ tục hải quan cùng lúc với việc lấy lệnh giao hàng.

Để lấy lệnh giao hàng, chủ hàng cần hoàn thiện các giấy tờ bao gồm:

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.

– Vận đơn bản sao.

– Vận đơn bản gốc có dấu

Để lấy lệnh giao hàng, doanh nghiệp cũng cần thanh toán chi phí, phí này sẽ phát sinh khi hàng cập cảng.

Bước 4: Lấy bộ hồ sơ khai quan

Tờ khai hải quan sau khi được hoàn thiện sẽ được truyền đến các cơ quan chịu trách nhiệm để làm thủ tục xử lý, phân loại. Tại đây thì lô hàng của bạn sẽ được phân luồng, tùy vào tình trạng hàng hóa mà sản phẩm sẽ được phân vào các luồng như luồng đỏ, luồng xanh và luồng vàng.

  • Luồng xanh: Áp dụng cho các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan. Hàng hóa thuộc luồng này sẽ không bị kiểm tra giấy tờ hay hàng hóa gì cả
  • Luồng vàng: Hải quan sẽ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng kiểm tra chi tiết hồ sơ.
  • Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng.

Bước 05: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi hoàn tất nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp có thể thanh lý hợp động hải quan, lấy tiền cọc container rỗng, hoàn thành các thủ tục còn lại là có thể mang hàng về kho.

Bước 06: Chuyển hàng hóa về kho

Sau khi đã thông quan an toàn, bạn có thể chuyển hàng về kho, thực hiện kiểm đếm lại hàng hóa và kiểm tra chất lượng của hàng hóa trước khi đưa hàng đến tay người tiêu dùng nhé!

Nhập khẩu ghế sofa, bàn ghế văn phòng với sự hỗ trợ của Giaonhan247

Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn thông tin về mã HS Code ghế sofa, bàn ghế văn phòng, thủ tục nhập khẩu ghế sofa, thủ tục nhập khẩu bàn ghế văn phòng, mã Hs code bàn ghế văn phòng,… Các doanh nghiệp, cá nhân đang có nhu cầu nhập khẩu bàn ghế nhưng chưa có kinh nghiệm có thể tham khảo ngay bài viết trên.

Nếu đây là lần đầu doanh nghiệp nhập khẩu cáp điện và chưa hoàn toàn tự tin trong việc hoàn tất giấy tờ, thủ tục. Doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ ủy thác chính ngạchdịch vụ hải quan và thông quan hàng hóa chính ngạch từ Giaonhan247.

Giaonhan247 có một đội ngũ nhân viên năng nổ, nhiệt huyết và nhanh nhạy với danh tiếng là một trong những công ty chuyên về dịch vụ mua hộ và dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa chính ngạch có tiếng trong nước. Chúng tôi hiểu rõ vai trò của việc thực hiện và giữ lời hứa sẽ tạo dựng niềm tin và uy tín, đồng thời chúng tôi thực hiện mọi bước có thể để đảm bảo hàng hóa của bạn đến đích đúng lịch trình và trong phạm vi ngân sách đã đề ra.

Tham khảo chi phí hải quan nhập khẩu ngay sau đây:

  • Import customs clearance fee: $50/CDS
  • Handling fee: $30/shipment
  • Customs inspection fee (if any): $40/CDS
  • Customs inspection fee (if any): at cost (tùy thuộc vào loại hàng sẽ có báo phí cụ thể)

* Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm VAT

Ngoài ra, còn các khoản phí khác như: Import Tax & VAT, Customs document fee, Detention (phí lưu kho), Giaonhan247 sẽ thông báo cụ thể theo từng loại hàng.

Mọi thắc mắc về chi phí hải quan nhập khẩu, quý khách vui lòng liên hệ với Giaonhan247 theo thông tin sau:

Có thể bạn quan tâm:

Viết một bình luận

Bài viết liên quan

Gọi hotlineChat messengerChat Zaloorder@giaonhan247.com
black-friday-2024