Dây cáp điện là sản phẩm được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp điện và được nhập khẩu nhiều về Việt Nam. Vậy thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, thủ tục nhập khẩu dây cáp điện có đầu nối gồm những bước nào. Làm thế nào để nhập khẩu dây cáp điện đã qua sử dụng, chính sách nhập khẩu của các loại dây cáp này ra sao. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Mục lục bài viết
Quy định để nhập khẩu dây cáp điện
Luật pháp Việt Nam có các quy định rõ ràng về các sản phẩm dây cáp điện, dây điện nhập khẩu về nước. Quy định cụ thể như sau:
Các loại dây cáp phải kiểm tra chuyên ngành
Căn cứ Thông tư 22/2011/TT-BKHCN: Dây điện bọc nhự PVC có điện áp định danh từ 450/750V trở xuống sẽ phải kiểm tra chất lượng theo Bộ KHCN yêu cầu nếu muốn nhập khẩu về Việt Nam. Các loại dây điện bọc nhựa PVC có điện áp bọc nhựa PVC có điện áp định danh từ 450/750V trở xuống sẽ phải kiểm tra chất lượng khi đây là sản phẩm triển lãm, quà tặng, hành lý cá nhân,…
Các loại dây cáp phải kiểm tra chuyên ngành
Ngoài các loại dây cáp nằm trong mục kiểm tra chuyên ngành, các loại dây cáp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 22/2011/TT-BKHCN đã được lắp sẵn đầu nối và dùng trong sản phẩm hoàn chỉnh như dây cáp thuộc danh mục sản phẩm, dây điện không bọ nhưa PVS sẽ được nhập khẩu không cần kiểm tra chuyên ngành.
Mã HS Code dây cáp điện và thuế suất
Để nhập khẩu các loại dây cáp điện về Việt Nam, doanh nghiệp cần hoàn thiện nghĩa vụ thuế. Việc đóng thuế sẽ được xác định nhờ vào mã HS Code. Mã HS Code dây cáp điện nằm trong chương 85.
Theo đó:
- 8544: Mã HS code đối với dây điện, cáp điện, kể cả cáp đồng trục có cách điện. Đây cũng là mã với các sản phẩm cáp sợi quang được dùng nhiều trong kết nối Internet, các loại cáp đã hoặc chưa gắn đầu nối.
- 85442021: Mã HS code đối với cáp cách điện chưa được nhà sản xuất gắn đầu nối. Dòng cáp này được sử dụng cho điện áp từ 66kV trở xuống. Đây cũng là HS code của cáp điện có cách điện bằng plastic hoặc cao su.
Các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đều phải thực hiện nộp thuế, có hai loại thuế chính mà bạn phải thanh toán khi nhập hàng là thuế giá trị gia tăng 10% và thuế xuất nhập khẩu ưu đãi 10%.
Tùy thuộc vào quốc gia mà bạn nhập khẩu hàng hóa mà mức thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ có dao động. Doanh nghiệp có thể tham khảo để kiểm tra chi tiết mức thuế cụ thể mà mình phải đóng.
Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện chính ngạch
Quy trình, thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, thủ tục nhập khẩu dây cáp điện có đầu nối, nhập khẩu dây cáp điện đã qua sử dụng không quá phức tạp. Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu dây cáp có thể tham khảo thủ tục nhập khẩu chi tiết dưới đây!
Hoàn thiện hồ sơ đăng ký chất lượng dây cáp điện
Dây cáp điện là mặt hàng được phép nhập khẩu theo quy định của nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu hoàn toàn có thể nhập khẩu theo quy định thông thường.
Do tính chất thuộc quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ nên khi nhập khẩu, doanh nghiệp phải làm hồ sơ kiểm tra chất lượng theo quy định.
Các quy định về việc kiểm tra chất lượng của sản phẩm dây cáp điện được quy định rõ ràng trong Thông tư 27/2012/TT-BKHCN, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
- Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” (04 bản, theo Mẫu 1. ĐKKT – phần Phụ lục kèm theo Thông tư này).
- Bản sao các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa (nếu có) kèm theo (Packing list).
- Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng ( có bản chính để đối chiếu, nếu bản sao đã được công chính thì không cần) hoặc bản chính.
- Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có)
Hoàn thiện hồ sơ hải quan nhập khẩu dây cáp điện
Hồ sơ hải quan là yếu tố bắt buộc với các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu dây cáp điện. Hồ sơ hải quan nhập khẩu dây cáp điện sẽ bao gồm các thông tin như sau:
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice.
- Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List.
- Vận đơn – Bill of Lading.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) – Certificate of Origin.
- Các chứng từ khác (nếu có).
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước khi nhập khẩu.
Với mặt hàng cần phải làm kiểm tra chất lượng như dây cáp điện, ngoài làm hồ sơ hải quan nhập khẩu thông thường thì doanh nghiệp bắt buộc phải đưa được giấy kiểm tra chất lượng cho đơn vị hải quan. Nếu không có phần giấy này thì doanh nghiệp sẽ không được nhập khẩu hàng hóa.
Khai và truyền tờ hải quan
Khi hàng hóa đã về đến cảng thì việc bạn cần làm là điền thông tin tờ khai hải quan. Tờ khai này cần điền đúng và đầy đủ các thông tin để đơn vị hải quan đối chiếu và duyệt, phân luồng tờ khai theo đúng quy định. Với các đơn hàng đáp ứng đúng yêu cầu, lô hàng sẽ được xếp vào luồng đỏ và nhanh chóng được thông quan.
Lấy lệnh giao hàng
Lệnh giao hàng sẽ được đưa đến khi hàng về đến cảng hoặc được thông báo tới người mua thông qua hãng vận chuyển. Người mua phải lấy lệnh giao hàng thì mới có thể lấy hàng từ cảng về kho.
Một lệnh giao hàng sẽ bao gồm một số giấy tờ cơ bản như:
- Giấy tờ cá nhân của người nhận hàng như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước để chứng minh thân phận người lấy hàng.
- Giấy giới thiệu (bản gốc).
- Thông báo lô hàng cập bến (bản photo).
- Vận đơn bản photo (1 bản, nên đầy đủ cả 2 mặt) nếu sử dụng Surrendered B/L.
- Vận đơn gốc (1 bản).
Đến lấy hàng, hoàn thiện nghĩa vụ thuế và các thủ tục hải quan còn lại
Sau khi hoàn thiện mọi giấy tờ liên quan, doanh nghiệp có thể đến lấy hàng, nhận tiền cọc container, thanh toán các hợp đồng liên quan. Sau khi hoàn tất các bước này cũng như nộp thuế cho kho bạc nhà nước, doanh nghiệp có thể nhận hàng về kho và bảo quản.
Chuyển hàng về kho
Sau khi đã thông quan an toàn, bạn có thể chuyển hàng về kho, thực hiện kiểm đếm lại hàng hóa và kiểm tra chất lượng của hàng hóa trước khi đưa hàng đến tay người tiêu dùng nhé!
Kết luận:
Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn thông tin về mã HS Code dây điện, thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, thủ tục nhập khẩu dây cáp điện có đầu nối, nhập khẩu dây cáp điện đã qua sử dụng,… Các doanh nghiệp, cá nhân đang có nhu cầu nhập khẩu dây điện, cáp điện nhưng chưa có kinh nghiệm có thể tham khảo ngay bài viết trên. Nếu đâu là lần đầu doanh nghiệp nhập khẩu cáp điện và chưa hoàn toàn tự tin trong việc hoàn tất giấy tờ, thủ tục. Doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ ủy thác chính ngạch và dịch vụ hải quan và thông quan hàng hóa chính ngạch từ Giaonhan247.
Tham khảo chi phí hải quan nhập khẩu ngay sau đây:
- Import customs clearance fee: $50/CDS
- Handling fee: $30/shipment
- Customs inspection fee (if any): $40/CDS
- Customs inspection fee (if any): at cost (tùy thuộc vào loại hàng sẽ có báo phí cụ thể)
* Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm VAT
Ngoài ra, còn các khoản phí khác như: Import Tax & VAT, Customs document fee, Detention (phí lưu kho), Giaonhan247 sẽ thông báo cụ thể theo từng loại hàng.
Mọi thắc mắc về chi phí hải quan nhập khẩu, quý khách vui lòng liên hệ với Giaonhan247 theo thông tin sau:
- Hotline: 0797 888 247
- Email: order@giaonhan247.com
- Fanpage: Fb.com/GiaoNhan247
- Zalo OA: Zalo.me/3914421529093147756
Có thể bạn quan tâm: