Các loại máy bay không người lái hay còn được biết với tên gọi là Flycam hay Drone là các sản phẩm hỗ trợ quay chụp trên cao đang được ưa chuộng trong nhiều năm trở lại đây. Nhu cầu nhập khẩu các loại Flycam, Drone này cũng đang ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Nếu bạn muốn nhập khẩu Flycam nhưng chưa rõ thủ tục nhập khẩu Flycam, giấy phép nhập khẩu flycam, mã HS code Flycam,… Cùng chúng tôi tìm hiểu nhanh trong bài viết dưới đây!
Mục lục bài viết
Điều kiện để được cấp giấy phép nhập khẩu Flycam
Để nhập khẩu được flycam, drone hay các loại máy quay phim không người lái, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần xin công văn đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chấp thuận trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu flycam sẽ bao gồm hai giấy tờ chính là hồ sơ xin giấy cấp phép, thủ tục xin giấy cấp phép.
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu flycam sẽ gồm có:
- 01 đơn đề nghị cấp phép bay được ghi rõ bằng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh
- Xin giấy phép hoặc ủy quyền hợp pháp để có thể bay flycam trên khu vực mặt đất, mặt nước,…
- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến sản phẩm
Thủ tục nhập khẩu flycam chính ngạch
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại khoản 2 Điều 4 nghị định 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ về việc quản lý tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ và khoản 4 Điều 8 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định. “Đối với các trường hợp nhập khẩu Flycam về Việt Nam, người sử dụng cần xin công văn chấp thuận của Bộ Quốc Phòng, sau đó sẽ được tiến hành thủ tục thông quan hàng hóa tại cơ quan Hải Quan
- Công văn xin phép được nhập khẩu Flycam (với hồ sơ chi tiết đã được mô tả ở trên)
- Ảnh chụp thiết bị Flycam theo kích thước 18 x 24
- Chi tiết thông số kỹ thuật của Flycam
- Giấy phép hoạt động của đơn vị tổ chức, mua flycam
- Giấy tờ chứng minh xuất xứ, nguồn gốc flycam
Sau khi hoàn thiện toàn bộ giấy tờ trên, doanh nghiệp gửi hồ sơ về Cục tác chiến – Bộ tổng tham mưu theo địa chỉ số 1 đường Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Mã HS Code flycam là gì?
Các loại thiết bị khác nhau sẽ có mã HS code khác nhau, theo quy định thì các loại flycam, drone có chức năng, thiết kế khác nhau sẽ được quy định các mã HS code khác nhau. Tuy nhiên thì mã chung của các thiết bị bay không người lái này đều bắt đầu bằng chương 88.
Chương 88: Phương tiện bay, tàu vũ trụ, và các bộ phận của chúng
8802 – Phương tiện bay khác (ví dụ, trực thăng, máy bay); tàu vũ trụ (kể cả vệ tinh) và tàu bay trong quỹ đạo và phương tiện đẩy để phóng tàu vũ trụ.
880220 – Máy bay và phương tiện bay khác, có trọng lượng không tải không quá 2.000 kg:
88022090 – Loại khác
Các bước nhập khẩu Flycam, Drone chính ngạch về Việt Nam
Sau khi đã xin được giấy phép nhập khẩu flycam, doanh nghiệp có thể thực hiện nhập khẩu flycam, drone về Việt Nam theo quy trình chung như sau:
Bước 01: Hoàn thiện giấy tờ nhập khẩu flycam
Sau khi xin được giấy tờ để nhập khẩu Flycam, doanh nghiệp đến cơ quan hải quan tiến hành thủ tục nhập khẩu flycam với bộ hồ sơ như sau:
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại khi nhập khẩu Flycam
- Phiếu đóng gói hàng hóa Flycam
- Hóa đơn vận chuyển
- Giấy chứng nhận xuất xứ của Flycam
- Catalog và thông số kỹ thuật của sản phẩm
- Công văn chấp thuận của Bộ Quốc Phòng đã xin ở trước
Sau khi gửi toàn bộ các giấy tờ này, bạn chỉ cần chờ cơ quan hải quan duyệt là có thể bắt đầu nhập khẩu flycam và drone.
Bước 02: Chờ hàng cập cảng, hoàn thiện tờ khai hải quan
Khi hàng đã về đến các cảng tại Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện hoàn thiện tờ khai hải quan để lấy hàng hóa về. Tờ khai hải quan là văn bản ghi chi tiết thông tin lô hàng khi tiến hành nhập khẩu hay xuất khẩu vào Việt Nam.
Tờ khai hải quan cần phải được khai một cách chính xác tuyệt đối, không sai sót để hạn chế việc chậm trễ trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.
Lưu ý, hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn còn đang nằm trong sự giám sát của cơ quan hải quan thì doanh nghiệp vẫn có quyền thay đổi loại hình nhập khẩu trong trường hợp có nhầm lẫn.
Bước 03: Lấy lệnh giao hàng
Lệnh giao hàng hay còn gọi là Delivery Order (D/O) là chứng từ quan trọng để các cá nhân doanh nghiệp có thể lấy hàng hóa của mình ra khỏi cảng và chuyển về kho của mình. Lệnh giao hàng sẽ được lấy khi hàng cập cảng hoặc khi có giấy báo hàng đến.
Để lấy lệnh giao hàng, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như:
- Giấy giới thiệu của công ty
- Chứng minh thư hoặc căn cước công dân bản photo
- Giấy thông báo hàng đến Arrival Notice
- Bill of lading (copy) của lô hàng
- Viết giấy mượn cont theo mẫu của hãng tàu Wanhai
Sau đó bạn nộp tiền và lấy lệnh, nếu có cược tiền mượn cont thì bạn tiếp tục làm thủ tục để lấy lại tiền cọc. Nếu container không có tổn hại gì thì bạn có thể lấy lại 100% tiền cược, nếu container có hư hại, bạn sẽ phải đền bù chi phí cho hãng tàu.
Bước 04: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Sau khi tờ khai hải quan được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng theo luồng xanh, đỏ, vàng. Nếu luồng xanh, bạn có thể mang lô hàng drone và flycam của mình về ngay mà không cần phải thực hiện thêm quy trình kiểm tra nào khác. Nếu hàng thuộc luồng vàng, hải quan sẽ kiểm tra giấy tờ liên quan. Trong trường hợp tệ nhất là hàng hóa rơi vào luồng đỏ, lô hàng của bạn sẽ bị kiểm tra chi tiết cả hàng hóa và giấy tờ.
Bước 05: Nộp thuế và hoàn tất các thủ tục hải quan
Nộp thuế là nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp, cá nhân khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Hiện tại hầu hết các sản phẩm nhập khẩu đều phải thanh toán thuế VAT, giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Tùy theo mặt hàng mà thuế nhập khẩu sẽ khác nhau.
Bước 06: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hoá về kho bảo quản
Bước cuối cùng là chuyển hàng hóa về kho sau khi hoàn thành mọi thủ tục về hải quan và nộp thuế. Doanh nghiệp có thể thuê phương tiện chở hàng về hoặc thuê kho để bảo quản hàng hóa.
Tham khảo 02 bước nhập khẩu drone, flycam chính ngạch
Nếu doanh nghiệp của bạn muốn nhập khẩu drone, flycam nhưng chưa có kinh nghiệm nhập khẩu, bạn có thể tham khảo 02 dịch vụ nhập khẩu chính ngạch đang được Giaonhan247 cung cấp như sau:
Dưới đây là 2 dịch vụ mà Giaonhan247 cung cấp:
Dịch vụ nhập khẩu ủy thác chính ngạch từ Mỹ về Việt Nam
Doanh nghiệp tìm hiểu và nhập khẩu các loại flycam từ Mỹ về Việt Nam thông qua dịch vụ ủy thác chính ngạch Mỹ – Việt.
Tất cả những gì bạn cần làm là hoàn thiện giấy phép nhập khẩu sau đó gửi thông tin, giấy tờ được phê duyệt cho Giaonhan247. Các bước tiếp theo liên quan đến việc làm hồ sơ, chứng từ nhập khẩu sẽ được Giaonhan247 đảm nhiệm và xử lý nhanh chóng cho bạn.
Dịch vụ vận chuyển và thông quan chính ngạch (tuyến Mỹ – Đức)
Cũng tương tự như chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, để sử dụng dịch vụ hải quan và thông quan chính gốc Mỹ – Đức, bạn cũng cần gửi thông tin lô hàng cho Giaonhan247, chúng tôi sẽ kiểm tra HSCODE, thuế nhập khẩu, tư vấn đầy đủ thủ tục, chính sách nhập khẩu, định hướng dịch vụ tốt nhất đảm bảo chi phí tối ưu cho khách hàng và báo lại cho bạn về giá dịch vụ.
Tham khảo thêm chi phí hải quan nhập khẩu cụ thể tại đây:
- Import customs clearance fee: $50/CDS
- Handling fee: $30/shipment
- Customs inspection fee (if any): $40/CDS
- Customs inspection fee (if any): at cost (tùy thuộc vào loại hàng sẽ có báo phí cụ thể)
* Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm VAT
Ngoài ra, còn các khoản phí khác như: Import Tax & VAT, Customs document fee, Detention (phí lưu kho), Giaonhan247 sẽ thông báo cụ thể theo từng loại hàng.
Mọi thắc mắc về chi phí hải quan nhập khẩu, quý khách vui lòng liên hệ với Giaonhan247 theo thông tin sau:
- Hotline: 0797 888 247
- Email: order@giaonhan247.com
- Fanpage: Fb.com/GiaoNhan247
- Zalo OA: Zalo.me/3914421529093147756
Có thể bạn quan tâm: