Ốm đau là trường hợp bất khả kháng, không ai mong muốn. Tuy nhiên khi bạn xin nghỉ đột xuất mà không báo trước dĩ nhiên là sếp sẽ không được vui cho lắm, nhất là trong trường hợp chưa bố trí được người thay bạn đảm nhiệm công việc. Dưới đây là 3 cách nhắn tin xin sếp nghỉ ốm cực khéo léo, thuyết phục sẽ giúp bạn không bối rối trong tình huống này và ghi điểm với sếp.
Mục lục bài viết
Vì sao nên nhắn tin xin nghỉ ốm khéo léo?
Khi bạn nghỉ đột xuất, nghĩa là, toàn bộ công việc vốn thuộc về bạn sẽ bị tạm ngừng và đình trệ. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ công việc của đơn vị. Nhất là trong những trường hợp bạn đang phụ trách một dự án, một mảng riêng, hoặc công việc dở dang đó có thể gây tổn thất cho đơn vị nếu bị chậm trễ. Không ai mong muốn điều đó, và tất nhiên sếp của bạn thì càng không. Nhất là với những vị sếp “khó tính”.
Đôi khi những lời xin nghỉ phép không khéo léo sẽ khiến cho sếp nói những lời khó chịu hoặc sếp sẽ cảm thấy bạn làm việc thiếu chuyên nghiệp khi xin nghỉ đột xuất.
Mỗi công ty sẽ có những quy định về việc nghỉ phép khác nhau dựa trên luật lao động, nhưng thường người lao động sẽ cần báo trước 1-3 ngày. Nhưng cơn ốm thì đâu có “báo trước” cho bạn đúng không?
Thường thì việc gọi điện trực tiếp sẽ khiến cho bạn e dè, nhất là một cuộc gọi không được vui vẻ vào buổi sáng sớm. Vì thế, việc xin nghỉ ốm đột xuất bằng tin nhắn được sử dụng một cách khá phổ biến.
Các nguyên tắc trong tin nhắn xin nghỉ ốm
Để xin nghỉ ốm không làm sếp của bạn khó chịu hay bắt bẻ, hãy thuộc nằm lòng những quy tắc sau đây:
Nhắn tin xin sếp nghỉ ốm càng sớm càng tốt
Khi bạn xin nghỉ sớm, sếp sẽ chủ động hơn trong việc chuẩn bị cho sự vắng mặt của bạn. Điều này sẽ hạn chế những rắc rối có thể xảy ra khi bạn vắng mặt và thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Việc báo nghỉ sớm sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc đến giờ hoặc quá giờ vào làm bạn mới báo cáo. Nếu bạn báo quá muộn, thì việc bạn phải chịu đựng “cơn thịnh nộ” của sếp là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Chỉ nên chia sẻ những thông tin cần thiết
Đừng “tâm sự” quá nhiều với sếp, điều đó có thể gây phản tác dụng nếu mối quan hệ của bạn và sếp không quá thân thiết. Hãy giữ khoảng cách an toàn, đừng nói quá chi tiết. Sếp chỉ cần biết, hôm nay bạn vắng mặt và không thể làm việc được. Hãy soạn những tin nhắn ngắn gọn và không “nặng khâu trình bày”
Sử dụng ngôn từ phù hợp với môi trường và văn hoá công sở
Nhắn tin thường thoải mái hơn gọi điện hay viết email. Bạn không cần quá trịnh trọng kính thưa, kính gửi, nhưng cũng không nên sử dụng ngôn từ quá xuồng xã, hãy thể hiện thái độ chuyên nghiệp cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với sếp của mình. Hãy nhớ, bạn đang “xin nghỉ ốm” chứ không phải “thông báo” dù rõ ràng nghỉ ốm là quyền của bạn.
Tìm cách sắp xếp để không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc
Nếu bạn đang cần phải thực hiện một ca làm, hay một công việc quan trọng như một dự án, một cuộc họp, một cuộc gặp gỡ đối tác… hãy chủ động tìm cách thu xếp công việc của mình để hạn chế tối đa tổn thất của công việc khi không có bạn và báo cáo với xếp về sự thu xếp của mình. Thay vì trách móc vì việc nghỉ đột xuất mà không báo trước, sếp sẽ đánh giá cao tinh thần làm việc của bạn vì bạn đã chủ động thu xếp công việc.
Không nên rủ đồng đội nghỉ cùng
Nếu quá nhiều nhân viên xini nghỉ một lúc, dù sếp của bạn có là thần tiên thì cũng sẽ tức giận đấy!
Cách nhắn tin xin nghỉ ốm khéo léo và thuyết phục
Sau khi điểm sơ qua những quy tắc khi xin nghỉ ốm, đây là những gợi ý về cách nói sao cho khéo léo và thuyết phục dành cho bạn:
Xin nghỉ ốm nửa ngày hoặc một ngày
Nếu bạn chỉ hơi mệt, hoặc sức khoẻ không quá ảnh hưởng, cách nhắn tin cho sếp trong trường hợp này sẽ bao gồm thông báo lý do + kế hoạch quay lại làm việc + sự thu xếp của cá nhân bạn. Ví dụ như sau:
“Sếp ơi, sáng nay em bị đau bụng quá, sếp cho em xin nghỉ một hôm để đi khám ạ. Hồ sơ hôm qua sếp giao em đã nhờ chị Hồng in và gửi bưu phẩm đi trong sáng nay rồi ạ.”
“Em chào anh Hùng ạ. Đêm qua em bị sốt quá, sáng nay em vẫn chưa đỡ nên không thể đi làm được ạ. Em đã nhờ anh Minh đổi ca cho em, anh cho em xin phép nghỉ hôm nay với ạ.”
“Chị ơi, hôm nay em bị cảm nên không thể đi làm được. Em xin phép làm việc tại nhà và sẽ hoàn thiện hồ sơ X đúng tiến độ vào ngày mai ạ”.
Xin nghỉ ốm ngắn ngày
Nếu bạn cảm thấy sức khoẻ của mình không thể hồi phục trong vòng 1 ngày, hoặc bạn cần nghỉ trong thời gian điều trị bệnh. Hãy cố gắng đưa ra dự kiến chi tiết về thời gian một cách cụ thể nhất có thể để sếp có thể đưa ra kế hoạch cho việc bàn giao công việc của bạn cho một người khác. Tránh đặt sếp vào tình huống không chủ động và gây ảnh hưởng xấu đến công việc. Cách nhắn tin cho sếp trong trường hợp này có thể như sau:
“ Chị Liên ơi, em bị cúm nặng quá, chắc em phải nghỉ hôm nay và ngày mai ạ. Em sẽ quay lại làm việc vào thứ 6 và đảm bảo không ảnh hưởng đến lịch công tác ạ”
“Em chào anh ạ. Sáng nay em có dấu hiệu xuất huyết dạ dày và đang ở trong viện ạ. Bác sỹ nói em cần theo dõi và điều trị trong khoảng 1 tuần. Em hi vọng sẽ có thể khỏi và đi làm vào thứ 2 tuần tới ạ. Hồ sơ đang làm em đã nhờ chị Tâm hoàn thiện nốt rồi ạ.”
Xin nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên
Trong trường hợp bạn cần phải nghỉ từ 14 ngày trở lên do sức khoẻ không đảm bảo để làm việc. Bạn cần phải thông báo sớm nhất có thể cho quản lý để sắp xếp công việc. Trường hợp này bạn cần trình bày rõ ràng chi tiết về tình hình thực tế và có thái độ cầu thị, mong muốn nhận được sự cảm thông từ sếp. Tin nhắn xin nghỉ chỉ là tạm thời khi sức khoẻ bạn chưa ổn định, khi đã thu xếp tạm ổn, bạn nên gọi điện hoặc viết email xin nghỉ phép cũng như gửi chứng từ chứng minh việc bạn nằm viện cho kế toán.
“Chị Như ơi, sáng nay em bị động thai, hiện em đang nằm theo dõi ở viện. Bác sỹ nói em cần hạn chế đi lại trong ít nhất hai tuần. Chị thông cảm cho em xin nghỉ với ạ”.
“Anh ơi tình hình sức khoẻ của em không được tốt lắm, dự kiến sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật trong vài ngày tới. Anh cho em xin phép nghỉ dài ngày ạ. Anh thông cảm giúp em với ạ.”
Với những cách trên, hi vọng bạn có thể rút ra được một số kinh nghiệm phù hợp với trường hợp và tính cách của sếp mình để ứng dụng được trong cuộc sống.
Mẫu email xin sếp nghỉ ốm
Đây là một mẫu email mà bạn có thể sử dụng để gửi cho sếp của mình xin nghỉ ốm. Hãy tùy chỉnh nội dung email phù hợp với tình huống và quan hệ công việc của bạn:
—
Chào anh/chị [Tên sếp],
Tôi hy vọng email này tìm thấy bạn trong tình trạng tốt nhất. Tôi viết email này để thông báo rằng tôi đang gặp vấn đề sức khỏe và cần nghỉ làm trong một số ngày tới.
Tôi đã gặp bác sĩ và nhận được chẩn đoán là bị ốm. Tình trạng sức khỏe của tôi đang yếu và tôi cần thời gian để hồi phục và điều trị. Do đó, tôi xin được nghỉ làm từ [ngày bắt đầu] đến [ngày kết thúc], tổng cộng [số ngày nghỉ]. Tôi đã kiểm tra và đã thảo thuận với đồng nghiệp để đảm bảo sự bao phủ công việc trong thời gian tôi vắng mặt.
Tôi hiểu rằng đây có thể làm phiền và gây khó khăn cho nhóm làm việc, nhưng tôi cam đoan sẽ hoàn thành và chuyển giao các nhiệm vụ cần thiết trước khi tôi đi nghỉ. Nếu có bất kỳ khó khăn nào xảy ra, xin vui lòng cho tôi biết và tôi sẽ cố gắng hỗ trợ từ xa trong khả năng của mình.
Tôi đã thông báo cho [tên đồng nghiệp hoặc người thay thế] về sự vắng mặt của mình và họ sẽ là người liên hệ trong trường hợp cần thiết trong thời gian này.
Xin cảm ơn sự thông cảm và hỗ trợ của bạn trong việc này. Tôi sẽ cập nhật bạn về tình hình sức khỏe của mình và sẵn sàng trở lại làm việc khi đã bình phục.
Trân trọng,
[Tên của bạn]
[Chức vụ hoặc vị trí công việc]
[Thông tin liên lạc]
—
Lưu ý rằng việc xin nghỉ ốm có thể có quy định cụ thể trong chính sách công ty của bạn. Hãy đảm bảo bạn đã nắm rõ các quy định và quy trình cần tuân thủ và tương tác với sếp của mình theo quy định công ty.
Có thể bạn quan tâm: