Home » Chia sẻ » Uống thuốc 30 phút ngấm chưa, sau 1 tiếng bị nôn có uống lại?

Uống thuốc 30 phút ngấm chưa, sau 1 tiếng bị nôn có uống lại?

Uống thuốc là việc mà bất kỳ ai cũng từng trải nghiệm qua, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng biết cách uống thuốc sao cho đúng cách và đạt hiệu quả tốt nhất. Một số người thường gặp vấn đề trong quá trình uống thuốc. Các câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi sử dụng thuốc là uống thuốc xong thấy buồn nôn có sao không hoặc uống thuốc 30 phút đã ngấm chưa? Uống thuốc sau 1 tiếng bị nôn có phải uống lại không? Trong bài viết này, cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi dưới đây nhé!

Uống thuốc 30 phút đã ngấm chưa?

cach-uong-thuoc-khong-bi-non-hieu-qua
Uống thuốc 30 phút ngấm chưa, sau 1 tiếng bị nôn có uống lại?

Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi sử dụng thuốc. Trên thực tế thời gian để thuốc ngấm vào trong cơ thể mỗi người sau khi uống phụ thuộc rất nhiều vào công thức và thành phần của mỗi loại thuốc. Kết cấu của thuốc cũng sẽ ảnh hưởng tới thời gian mà thuốc có hiệu quả trên cơ thể. Thường thì các loại thuốc làm từ chất lỏng sẽ được hấp thụ nhanh hơn so với thuốc ở dạng rắn.

Uống thuốc sau 1 tiếng bị nôn có phải uống lại không? Thông thường thuốc sẽ bắt đầu ngấm vào cơ thể bạn từ 30 phút cho đến 1 tiếng sau khi uống. Nếu bạn nôn trong vòng 15 phút đến 20 sau khi uống thuốc thì bạn có thể sẽ phải uống thêm viên thuốc mới. Nhưng nếu thời gian uống thuốc đã qua một tiếng thì bạn không cần phải uống thêm thuốc mới.

cach-uong-thuoc-khong-bi-non
Uống thuốc 30 phút ngấm chưa, sau 1 tiếng bị nôn có uống lại?

Ngoài ra, việc uống thêm thuốc mới sau khi nôn cũng cần được kiểm tra bởi những người có chuyên môn như dược sĩ hoặc bác sĩ. Không phải loại thuốc nào cũng phải uống sau khi nôn ra và không phải loại thuốc nào cũng được phép uống sau khi nôn.

Vậy nếu trẻ uống thuốc hạ sốt bị nôn có nên uống lại? Thông thường, với trẻ bị sốt, sau khi bạn cho uống thuốc trẻ sẽ bắt đầu hạ sốt từ sau 30 cho đến 1 tiếng kể từ khi uống thuốc. Nếu trẻ bị nôn sau 30 phút, lúc này thuốc đã ngấm nên bạn không cần cho trẻ uống thêm liều nữa, chỉ cần chờ trẻ uống liều tiếp theo. Nếu trẻ vừa uống đã nôn hoặc nôn trong vòng 15 phút sau khi uống thì bạn có thể tham khảo cho trẻ uống thêm thuốc.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tìm hiểu qua lý do vì sao mình uống thuốc xong thấy buồn nôn. Câu trả lời nằm ở thuốc hay nằm ở cơ thể bạn, bạn đã uống thuốc đúng cách, đúng liệu chưa. Hoặc làm thế nào để giảm thiểu tình trạng buồn nôn sau khi uống thuốc. Nếu tình trạng nôn mửa kéo dài, bạn cần tìm phương pháp khác để điều trị bệnh ví dụ qua truyền thuốc qua đường tĩnh mạch hoặc đường tiêm.

Cách uống thuốc đúng cách, hạn chế tình trạng bị nôn

Uống thuốc đúng cách là bước quan trọng nhất để giảm thiểu tình trạng bị nôn sau khi sử dụng thuốc. Dưới đây là một số điều mà bạn cần chú ý khi uống nước.

cach-uong-thuoc-khong-bi-non-nhanh-chong
Cách uống thuốc đúng cách, hạn chế tình trạng bị nôn

Thời điểm uống thuốc rất quan trọng

Khi bạn uống một loại thuốc, thuốc sẽ được hấp thụ vào máu và phân phối khắp cơ thể. Thuốc đạt đến mức cao nhất và nồng độ thuốc giảm dần khi nó được đào thải khỏi cơ thể. Một viên thuốc thường được hấp thụ vào máu qua thành dạ dày sau khi nuốt – những viên thuốc này có thể hoạt động trong vài phút nhưng thường mất một hoặc hai giờ để đạt được nồng độ cao nhất trong máu.

phu-thu-moi-cho-thoi-trang-lam-dep

Để thuốc phát huy được tối đa tác dụng, người dùng phải uống thuốc đúng theo hướng dẫn sử dụng được chỉ dẫn. Thường thì mỗi loại thuốc sẽ được bác sĩ quy định uống bao nhiêu lần một ngày, uống trước bữa ăn hay sau bữa ăn. Uống 3 liều một ngày có nghĩa là thời gian uống giữa mỗi lần phải cách nhau 5 giờ, sau ăn có nghĩa là thuốc phải được uống sau khi bạn ăn uống chẳng hạn.

Quy định về cách uống thuốc đúng cách

Uống thuốc sau khi ăn hoặc cùng với thức ăn thường có nghĩa là uống thuốc sau bữa ăn từ 30 phút đến một giờ. Đối với các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (ibuprofen, aspirin), metformin cho bệnh tiểu đường và thuốc steroid, những thuốc này cần được uống sau khi ăn.

Với một vài trường hợp ngoại lệ, và trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ, hầu hết các loại thuốc chống sốt rét cũng được dùng trong bữa ăn. Điều này rất quan trọng vì uống thuốc sau bữa ăn không chỉ đảm bảo thuốc được hấp thu vào máu mà còn ngăn ngừa tác dụng phụ, kích ứng dạ dày và viêm loét.

Uống thuốc khi bụng đói (trước khi ăn) có nghĩa là ít nhất hai giờ sau bữa ăn và một giờ trước bữa ăn. Một số loại thuốc bắt buộc phải uống khi bụng đói bao gồm thuốc kháng histamine, được sử dụng để điều trị dị ứng, hormone tuyến giáp và bisphosphonates, được sử dụng để bảo vệ xương. Chúng được dùng khi bụng đói vì dùng chúng trong khi ăn sẽ ngăn dạ dày hấp thụ thuốc.

Sử dụng nước để uống thuốc

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), nên tránh uống rượu nếu bạn đang dùng thuốc do tăng nguy cơ tác dụng phụ. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi uống thuốc cùng với rượu, uống rượu sau khi uống thuốc và uống thuốc sau khi uống rượu là rất quan trọng.

Lưu ý, không uống rượu với thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc hen suyễn, statin, thuốc giãn mạch-nitrat để điều trị đau thắt ngực, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc ngủ (thuốc an thần) và thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực.

Bên cạnh đó thì các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phô mai hoặc nước trái cây tăng cường canxi có chứa canxi ảnh hưởng đến một số loại kháng sinh như tetracycline và ciprofloxacin. Tương tác giữa canxi và kháng sinh xảy ra khi canxi liên kết với kháng sinh và ngăn chặn sự hấp thụ của chúng để chống nhiễm trùng.

Các loại nước ngọt, nước có gas, cà phê cũng không nên được sử dụng để uống thuốc do chúng có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc.

Nhìn chung, bạn chỉ cần sử dụng nước lọc để uống thuốc, hạn chế uống thuốc bằng các loại nước khác.

Cách uống thuốc nhanh chóng, dễ dàng cho người lớn

Bước 1: Nhấp vài ngụm nước để làm ẩm miệng và cổ họng. Có thể sử dụng nước ấm hoặc nước sôi để nguội để uống thuốc. Nước nóng sẽ khiến thành phần của thuốc bị tan và bị đắng khi bạn vừa uống (dễ gây nôn, khó chịu)

Bước 2: Đặt viên thuốc vào giữa miêng, tránh đặt vào sau miệng

Bước 3: Uống một ngụm nước lớn, nhìn lên trần nhà để thuốc trượt xuống phía dưới miệng và nuốt dễ hơn.

Lưu ý: Hãy thử các vị trí đầu khác nhau, chẳng hạn như đầu ngửa ra sau, hơi hướng về phía trước, chính giữa, nghiêng trái, nghiêng phải. Khám phá vị trí đầu phù hợp nhất để uống thuốc.

Hướng dẫn cách uống thuốc chống nôn cho trẻ nhỏ

Việc uống thuốc với trẻ nhỏ là một cực hình và trẻ cũng rất dễ bị nôn sau khi uống thuốc nếu cha mẹ không biết cách. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian cho trẻ uống thuốc, dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể áp dụng:

  • Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, cha mẹ nên nhờ dược sĩ chọn giúp các dòng thuốc làm từ chất lỏng hoặc các loại thuốc dạng bột có hương vị và mùi vị dễ chịu. Thường các loại thuốc này rất dễ hòa tan với nước để trẻ uống. Chỉ nên sử dụng nước lọc để pha loãng thuốc cho trẻ uống, không dùng sữa hay nước hoa quả vì chúng vừa khiến thuốc giảm tác dụng lại vừa khiến trẻ sợ uống các loại nước này.
  • Đảm bảo cho trẻ uống thuốc cách xa cữ ăn vì nếu cho trẻ uống đúng vào cữ ăn, có thể trẻ sẽ sợ và bỏ bữa ăn chính.
  • Nếu trẻ phải uống nhiều thuốc thì cha mẹ nên chia ra các khung thời gian hợp lý, hạn chế uống thời gian gần nhau vì thường trẻ rất bài xích uống thuốc. Ép trẻ uống nhiều thuốc cùng lúc hoặc uống với thời gian gần nhau sẽ khiến trẻ sợ và dễ nôn.
  • Với các loại thuốc lỏng như siro, không nên cho trẻ uống khi trẻ đang khóc mệt, vì nếu trẻ không chịu nuốt thuốc thì sẽ rất dễ bị sặc, bị ngạt.
  • Trong trường hợp trẻ không ngồi được để uống thuốc thì để trẻ nằm với phần đầu hơi dốc và nghiêng để tránh bị sặc thuốc.
  • Nêu trẻ mệt và không muốn uống thuốc, cha mẹ không nên ép mà nên để trẻ bình tĩnh lại, tìm các phương pháp khác để thử cho trẻ uống thuốc.

Uống thuốc để điều trị bệnh hoặc bổ sung vitamin, khoáng chất là việc mà mỗi người đều cần phải trải qua trong đời. Hiện tượng buồn nôn hay khó chịu sau khi uống thuốc cũng thường diễn ra. Để hạn chế việc nôn thuốc, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn uống thuốc đã được đề cập ở trên. Ngoài ra, bài viết cũng đã giải đáp câu hỏi có nên uống thuốc sau khi nôn không và một số gợi ý để bạn cho trẻ nhỏ uống thuốc mà không bị nôn ra ngoài. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn, chúc bạn áp dụng cách uống thuốc thành công!

Viết một bình luận

Bài viết liên quan

Gọi hotlineChat messengerChat Zaloorder@giaonhan247.com
phu-thu-moi-cho-thoi-trang-lam-dep