Home » Kiến thức » Kiến thức xuất nhập khẩu » 5 thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, dầu nhờn bôi trơn động cơ

5 thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, dầu nhờn bôi trơn động cơ

Hiện nay phần lớn các loại dầu nhờn, dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn chất lượng tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu đang có nhu cầu nhập khẩu dầu nhớt nhưng chưa rõ thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, thủ tục nhập khẩu dầu bôi trơn, nhập khẩu dầu nhớt cần thủ tục gì, nhanh chóng tìm hiểu trong bài viết sau.

cac buco nhap khau dau nhot
Thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, dầu nhờn bôi trơn động cơ từ A-Z

Chính sách nhập khẩu dầu nhớt từ nước ngoài về Việt Nam

Dầu nhớt là mặt hàng được sử dụng thường xuyên trong các loại máy móc, thiết bị dùng trong công nghiệp và đời sống hàng ngày. Mặt hàng này không nằm trong danh mục sản phẩm bị cấm nhập khẩu nên cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu có thể làm giấy phép để nhập khẩu về Việt Nam.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì không được quyền nhập khẩu và phân phối dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn. Để được phép nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép của Bộ công thương.

Tìm hiểu mã HS Code dầu bôi trơn và thuế nhập khẩu dầu nhớt

buoc nhap khau dau nhot chinh hang
Tìm hiểu mã HS Code dầu bôi trơn và thuế nhập khẩu dầu nhớt

Theo thủ tục hải quan Việt Nam, HS code mỡ bôi trơn, HS code dầu bôi trơn được phân chia làm 02 loại theo các nhóm như sau:

Phân nhóm 2710

Bao gồm các loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải. (mã HS: 2710.19.43, 2710.19.44) có thuế NK từ 5 – 20% và thuế VAT là 10%.

Phân 3403

Các chế phẩm bôi trơn và các chế phẩm dùng để xử lý bằng dầu hoặc mỡ cho các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hoặc các vật liệu khác, nhưng trừ các chế phẩm có thành phần cơ bản chứa từ 70 % trở lên tính theo trọng lượng là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bi-tum. HS code 34031990 thuế nhập khẩu 10% và thuế VAT 10%.

Mặt hàng dầu nhớt, dầu bôi trơn là mặt hàng đặc biệt, trong thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, thủ tục nhập khẩu dầu bôi trơn cần có bước nộp thuế bảo vệ môi trường.

Dầu nhớt, dầu bôi trơn đều có mức thuế bảo vệ môi trường 2000 đồng/ lít, ngoài ra, doanh nghiệp sẽ cần đóng thêm các loại thuế nhập khẩu, thuế VAT khi hoàn thành thủ tục hải quan.

black-friday-2024

Nhập khẩu dầu nhớt cần thủ tục gì, các bước chi tiết

Các thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, dầu bôi trơn không quá phức tạp nhưng cần có các bước kiểm tra chất lượng, thủ tục công bố hợp quy. Chi tiết thủ tục xem thêm tại đây:

thu tuc nhap khau dau nhot
Nhập khẩu dầu nhớt cần thủ tục gì, các bước chi tiết

Bước 01: Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm, hồ sơ công bố hợp quy

Kiểm tra chất lượng và chuẩn bị hợp quy là bước bắt buộc cho những ai cần nhập khẩu dầu nhớt, dầu nhờn bôi trơn từ nước ngoài về Việt Nam. Thông thường, doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký chất lượng tại Cục quản lý chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp ở khu vực nào sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm tại khu vực đó.

Theo quy định của  QCVN 14:2018/BKHCN theo thông tư 10/2018/TT-BKHCN (thay thế thông tư 06/2018), Các loại dầu nhờn (dầu nhớt) thực hiện theo Thông tư 06/2018/TT-BKHCN bao gồm:

  • Các loại nhớt động cơ được sử dụng cho động cơ đốt 4 kỳ, 2 kỳ gồm dấu gốc khoảng (được sản xuất có nguồn gốc từ dầu mỏ qua quá trình xử lý), dầu tổng hợp, dầu bán tổng hợp

Các loại hồ sơ cần chuẩn bị để làm kiểm tra chất lượng mặt hàng dầu nhớt bao gồm:

  • Hợp đồng
  • Bill of lading
  • Invoice
  • Packing list
  • Catalog của sản phẩm
  • Chứng nhận C/O, C/Q,…
  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng

Lưu ý, với sản phẩm dầu nhớt dùng trong động cơ đốt trong để sản phẩm lưu thông trên thị trường thì hàng phải có các nhãn thông tin như: tên hàng, địa chỉ, cá nhân chịu trách nhiệm lô hàng, xuất xứ nguồn gốc lô hàng, đặc tính kỹ thuật đơn hàng, thông tin cảnh báo an toàn.

Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  • Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
  • Phiếu đóng goi hàng hoá (Packing List).
  • Đơn công bố hợp quy.
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hoá nếu có.
  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract).
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

Bước 02: Mở tờ khai hải quan

Sau khi hoàn tất giấy tờ, thủ tục, nhập khẩu dầu nhớt, dầu nhờn, doanh nghiệp điền tờ khai, truyền tờ khai hải quan. Nếu điền đúng, đủ, chính xác toàn bộ các thông tin tờ khai, tờ khai sẽ được truyền và phân loại. Hàng thuộc luồng nào sẽ chịu sự kiểm tra phù hợp với luồng đó. Hàng thuộc luồng xanh thì doanh nghiệp chỉ cần thanh toán thuế và chuyển hàng về kho. Hàng thuộc luồng vàng sẽ phải kiểm tra bộ chứng từ, giấy tờ. Hàng thuộc luồng đỏ sẽ bị giữ lại để kiểm tra cả hàng và giấy tờ.

Bước 03: Lấy lệnh giao hàng 

Lệnh giao hàng hay còn được gọi là Delivery Order (D/O) là một trong những chứng từ quan trọng để người nhập khẩu có thể lấy hàng ra khỏi cảng và vận chuyển về kho của mình. Lệnh này sẽ được lấy ngay khi tàu cập cảng hoặc hãng tàu thông báo hàng đến cho đơn vị mua hàng.

Các thông tin sẽ bao gồm:

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.

– Vận đơn bản sao.

– Vận đơn bản gốc có dấu.

Sau khi có đầy đủ các thông tin này, bạn đem bộ hồ sơ đến cửa hải quan và thực hiện thủ tục để tiếp tục đưa hàng về kho hàng của mình.

Bước 04: Thông quan tờ khai hải quan

Trong trường hợp hàng hóa được thông quan, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp thuế để chuyển hàng từ cảng về kho.

Bước 05: Mang hàng về kho, sử dụng hoặc bảo quản

Sau khi hoàn tất bước kiểm tra, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hải quan, lấy tiền cọc container nếu có, nộp thuế là có thể chuyển hàng về kho.

Nhìn chung thì đây là thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, thủ tục nhập khẩu dầu mỡ bôi trơn, các bước này là những bước chung nhất để bạn mường tượng ra quy trình nhập khẩu dầu bôi trơn động cơ nếu chưa từng nhập khẩu mặt hàng này.

Tham khảo 2 dịch vụ nhập khẩu hàng chính ngạch từ Giaonhan247

Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, thủ tục nhập khẩu dầu bôi trơn. Nếu muốn tối ưu quy trình nhập khẩu dầu bôi trơn từ nước ngoài về Việt Nam, bạn có thể tham khảo 02 dịch vụ sau

Dịch vụ Nhập khẩu ủy thác chính ngạch từ Mỹ về Việt Nam

Doanh nghiệp tìm hiểu và nhập khẩu dầu nhớt, dầu bôi trơn từ Mỹ về Việt Nam thông qua dịch vụ ủy thác chính ngạch Mỹ – Việt.

Tất cả những gì bạn cần làm là hoàn thiện giấy phép nhập khẩu sau đó gửi thông tin, giấy tờ được phê duyệt cho Giaonhan247. Các bước tiếp theo liên quan đến việc làm hồ sơ, chứng từ nhập khẩu sẽ được Giaonhan247 đảm nhiệm và xử lý nhanh chóng cho bạn.

 Dịch vụ vận chuyển và thông quan chính ngạch (tuyến Mỹ – Đức)

Cũng tương tự như chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, để sử dụng dịch vụ hải quan và thông quan chính gốc Mỹ – Đức, bạn cũng cần gửi thông tin lô hàng cho Giaonhan247, chúng tôi sẽ kiểm tra HSCODE, thuế nhập khẩu, tư vấn đầy đủ thủ tục, chính sách nhập khẩu, định hướng dịch vụ tốt nhất đảm bảo chi phí tối ưu cho khách hàng và báo lại cho bạn về giá dịch vụ.

Tham khảo thêm chi phí hải quan nhập khẩu cụ thể tại đây:

  • Import customs clearance fee: $50/CDS
  • Handling fee: $30/shipment
  • Customs inspection fee (if any): $40/CDS
  • Customs inspection fee (if any): at cost (tùy thuộc vào loại hàng sẽ có báo phí cụ thể)

* Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm VAT

Ngoài ra, còn các khoản phí khác như: Import Tax & VAT, Customs document fee, Detention (phí lưu kho), Giaonhan247 sẽ thông báo cụ thể theo từng loại hàng.

Mọi thắc mắc về chi phí hải quan nhập khẩu, quý khách vui lòng liên hệ với Giaonhan247 theo thông tin sau:

Có thể bạn quan tâm:

Viết một bình luận

Bài viết liên quan

Gọi hotlineChat messengerChat Zaloorder@giaonhan247.com
black-friday-2024