Bạn đang muốn mua các loại máy móc cũ nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam để kinh doanh. Bạn muốn tìm hiểu thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, quy định nhập khẩu máy móc cũ hay các chính sách nhập khẩu máy móc cũ. Trong bài viết dưới đây, cùng Giaonhan247 tìm hiểu chi tiết hơn các thủ tục nhập khẩu máy móc cũ và các cách để nhập khẩu những loại máy móc này về Việt Nam.
Mục lục bài viết
Tham khảo quy định, thủ tục nhập khẩu máy móc cũ
Không phải các loại máy móc cũ nào cũng có thể nhập khẩu về Việt Nam. Các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu thiết bị cũ có thể tham khảo chi tiết các quy định nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng sau đây!
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Tuổi đời các máy móc, thiết bị cũ không được vượt quá 10 năm để đảm bảo chất lượng hiệu suất của máy móc. Phần tuổi này sẽ được tính theo công thức như sau: Tuổi thiết bị = Năm nhập khẩu – Năm sản xuất, theo quy định được ghi rõ tại Phụ lục I của Quyết định 18/2018/QĐ-TTg.
- Nếu tuổi của máy móc vượt quá số năm quy định nhưng hiệu suất của máy vẫn đảm bảo tới 85% so với hiệu suất ban đầu thì các cá nhân, doanh nghiệp vẫn có thể nhập khẩu.
Các loại máy móc được sản xuất theo quy chuẩn sau:
- Đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và mức tiêu thụ năng lượng, bảo vệ môi trường.
- Trong trường hợp không có các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến máy móc hay thiết bị thì điều kiện sẽ được tính bằng cách cân nhắc chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia hoặc đáp ứng tiêu chuẩn của các nước là thành viên của khối G7.
Mã HS Code của máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
Mã HS code của các loại máy móc, thiết bị khác nhau sẽ có mã khác nhau. Việc xác định được mã HS Code sẽ giúp các doanh nghiệp thanh toán thuế dễ dàng hơn và hiểu rõ các quy định nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị này.
Với máy móc thiết bị đã qua sử dụng thì mã HS Code được quy định như sau.
Chương 84: Mã HS code của mặt hàng nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí.
Chương 85: Mã HS code của máy điện, máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo âm thanh và hình ảnh, truyền hình.
Doanh nghiệp có thể tra cứu mã Hs Code của từng loại hàng hóa thông qua các trang web dưới đây:
- Thông qua website chính thức của Hải quan Việt Nam: http://customs.gov.vn/sitepages/Tariff.aspx
- Thông qua website tra cứu hs code quốc tế: https://www.exportgenius.in/hs-code
Hoặc hỏi mã HS code từ những người đã từng nhập khẩu loại máy móc cũ này hoặc tra cứu mã HS Code thông qua biểu phí xuất nhập khẩu. Bạn cũng có thể liên hệ nhân viên xuất nhập khẩu Giaonhan247 tư vấn để được giải đáp.
Tham khảo thuế nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng
Các loại hàng hóa nhập khẩu đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế, thông thường với hàng hóa, máy móc đã qua sử dụng các doanh nghiệp sẽ phải thanh các loại thuế bao gồm:
- Thuế VAT 10%.
- Thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ có các mức riêng dành cho từng loại máy móc cụ thể.
Trong trường hợp máy móc, thiết bị cũ mà bạn nhập khẩu nhập từ các nước đã ký kết hiệp định tự do thương mại với Việt Nam, thì sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Hồ sơ các loại máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
Để nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, các doanh nghiệp cần chuẩn bị các chứng từ sau:
- Hồ sơ nhập khẩu theo mẫu của Luật Hải Quan.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm theo đóng dấu của doanh nghiệp.
- Giấy xác nhận của nhà máy, có kèm năm sản xuất, tiêu chuẩn của thiết bị máy móc.
- Trong trường hợp máy móc đã quá tuổi theo quy định tại Phụ lục I của Quyết định 18/2018/QĐ-TTg nhưng hiệu suất máy móc đảm bảo 85% thì doanh nghiệp cần nộp thêm văn bản chấp thuận việc nhập khẩu máy móc cũ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Giám định máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
Với hàng hóa mới có thể cơ quan hải quan sẽ không giám định nhưng với máy móc thiết bị cũ, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ các chứng từ sau:
- Tên máy móc, số hiệu, loại máy.
- Năm sản xuất.
- Thời gian sản xuất.
- Tình trạng của máy móc tại thời điểm làm giám định.
- Phương pháp tiến hành giám định, quy trình giám định.
- Tên gọi và số hiệu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia.
Các bước nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng
Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng bạn có thể nhập khẩu máy móc thông qua quy trình chung như sau:
Bước 1: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa
Điều 24 Luật Hải quan quy định Bộ chứng từ xuất khẩu bắt buộc bao gồm nhiều những thông tin quan trọng khác nhau như sau:
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract).
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Phiếu đóng gói (Packing list).
- Vận đơn (Bill of lading).
- Tờ khai hải quan (Customs Declaration).
Bước 2: Khai và truyền tờ hải quan
Khi máy móc, thiết bị về đến cảng, bạn cần điền tờ khai và truyền tờ hải quan để chuẩn bị nhận hàng. Thông tin trên tờ khai sẽ được kiểm tra và đối chiếu để xác thực tính chính xác của hàng hóa, hệ thống của cơ quan hải quan cũng sẽ tự động cấp số nếu thông tin bạn cung cấp là chính xác.
Chú ý, trong bước khai và truyền tờ hải qua, bạn cần đảm bảo số liệu chính xác, khớp nhau giữa các chứng từ, tra cứu, mã HS code, thao tác truyền tờ khai,… Việc sai lệch thông tin sẽ dẫn đến việc lấy hàng gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian hơn.
Nếu chưa có kinh nghiệm điền tờ khai, doanh nghiệp nên tham khảo các đơn vị đã từng nhập khẩu máy móc hoặc các dịch vụ nhập khẩu để đảm bảo không có sai sót trong quá trình khai và truyền tờ hải quan.
Bước 3: Thực hiện lấy lệnh giao hàng
Để lấy lệnh giao hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ như: Các thông tin sẽ bao gồm:
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.
– Vận đơn bản sao.
– Vận đơn bản gốc có dấu.
Sau khi chuẩn bị xong lệnh lấy hàng này, bạn có thể đưa hồ sơ đến cảng hoặc cơ quan hải quan để nhận hàng.
Bước 4: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Tại bước khai hải quan, hàng hóa sẽ được phân vào một trong ba luồng là luồng xanh, luồng đỏ và luồng vàng.
Nếu hàng vào luồng xanh, tất cả những gì bạn cần làm là nộp thuế và xuống thẳng cảng để lấy hàng. Tuy nhiên tại một số cảng, hải quan vẫn kiểm tra các thông tin như thuế, tờ khai, nếu có sai sót thì hàng hóa vẫn bị giữ lại như thường. Do đó, bạn vẫn nên chuẩn bị sẵn bộ chứng từ hàng hóa để đề phòng trường hợp này.
Nếu hàng thuộc luồng vàng, cá nhân, doanh nghiệp sẽ cần xuất trình các loại giấy tờ như sau mới có thể lấy hàng, tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu), Hóa đơn thương mại (GĐ doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn + chức danh), Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành),…
Nếu hàng nằm trong luồng đỏ, đơn vị hải quan sẽ kiểm tra toàn bộ hàng và giấy tờ, doanh nghiệp cũng có thể bị giữ hàng, không được phép nhập khẩu hàng.
Bước 5: Nộp thuế, hoàn tất thủ tục hải quan
Thực hiện nộp thuế cho kho bạc nhà nước, thuế này sẽ bao gồm thuế nhập khẩu, VAT, tùy theo loại hàng mà bạn sẽ cần nộp thêm thuế bảo vệ môi trường,…
Bước 6: Chuyển hàng về kho
Sau khi hoàn tất quy trình ở trên, bạn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu máy in, lúc này bạn có thể chuyển hàng về kho để sử dụng hoặc kinh doanh.
Tối ưu quá trình nhập khẩu máy móc cũ với dịch vụ của Giaonhan247
Bài viết trên đã chỉ ra các thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, quy định nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị cũ,…. Nếu đây là lần đầu tiên mà doanh nghiệp của bạn nhập khẩu máy móc cũ, bạn nên tham khảo dịch vụ nhập khẩu ủy thác hoặc dịch vụ vận chuyển thông quan chính ngạch để đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng và hiệu quả.
Dưới đây là 02 dịch vụ mà Giaonhan247 cung cấp:
Dịch vụ nhập khẩu ủy thác chính ngạch từ Mỹ về Việt Nam
Doanh nghiệp tìm hiểu và nhập khẩu các loại máy móc cũ từ Mỹ về Việt Nam thông qua dịch vụ ủy thác chính ngạch Mỹ – Việt.
Tất cả những gì bạn cần làm là hoàn thiện giấy phép nhập khẩu máy móc sau đó gửi thông tin, giấy tờ được phê duyệt cho Giaonhan247. Các bước tiếp theo liên quan đến việc làm hồ sơ, chứng từ nhập khẩu sẽ được Giaonhan247 đảm nhiệm và xử lý nhanh chóng cho bạn.
Dịch vụ vận chuyển và thông quan chính ngạch (tuyến Mỹ – Đức)
Cũng tương tự như chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, để sử dụng dịch vụ hải quan và thông quan chính gốc Mỹ – Đức, bạn cũng cần gửi thông tin lô hàng cho Giaonhan247, chúng tôi sẽ kiểm tra HSCODE, thuế nhập khẩu, tư vấn đầy đủ thủ tục, chính sách nhập khẩu, định hướng dịch vụ tốt nhất đảm bảo chi phí tối ưu cho khách hàng và báo lại cho bạn về giá dịch vụ.
- Import customs clearance fee: $50/CDS
- Handling fee: $30/shipment
- Customs inspection fee (if any): $40/CDS
- Customs inspection fee (if any): at cost (tùy thuộc vào loại hàng sẽ có báo phí cụ thể)
* Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm VAT
Ngoài ra, còn các khoản phí khác như: Import Tax & VAT, Customs document fee, Detention (phí lưu kho), Giaonhan247 sẽ thông báo cụ thể theo từng loại hàng.
Mọi thắc mắc về chi phí hải quan nhập khẩu, quý khách vui lòng liên hệ với Giaonhan247 theo thông tin sau:
- Hotline: 0797 888 247
- Email: order@giaonhan247.com
- Fanpage: Fb.com/GiaoNhan247
- Zalo OA: Zalo.me/3914421529093147756
Có thể bạn quan tâm: