Home » Kiến thức » Kiến thức xuất nhập khẩu » 6 thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in mã vạch, tem nhãn

6 thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in mã vạch, tem nhãn

Các loại máy in mã vạch, tem nhãn hay máy in nhiệt,…. đều là các loại máy thường dùng trong cuộc sống hàng ngày. Phần lớn các dòng máy in này hiện nay đều được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy in cần chủ động làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in thì mới được phép nhập hàng và qua cửa hải quan. Trong bài viết này, cùng Giaonhan247 tìm hiểu thêm thông tin về giấy phép nhập khẩu máy in ngay nhé!

thu tuc xin giay phep nhap khau may in
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in mã vạch, tem nhãn

Ai được phép nhập khẩu máy in từ nước ngoài về Việt Nam

Trước đây tại khoản 2, điều 27, nghị định số 60/2014/NĐ-CP  chỉ có một số đối tượng mới được phép nhập khẩu các loại máy in, trong đó bao gồm các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực in ấn, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật; Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ.

Theo điều khoản này, để nhập khẩu được máy in bạn cần phải đưa ra được các giấy tờ chứng minh doanh nghiệp có quyền nhập khẩu máy in hoặc các thiết bị văn phòng phẩm.

Có nghĩa là khi xin giấy phép nhập khẩu bạn phải xuất trình đăng ký kinh doanh có chức năng nhập khẩu thiết bị in hoặc nhập khẩu văn phòng phẩm.

Tuy nhiên hiện giờ thì theo nghị định mới số 25/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp có thể dễ dàng xin giấy phép nhập khẩu giấy in với một số loại máy in cụ thể mà chỉ cần xuất trình đăng ký kinh doanh.

Danh mục các loại máy in được phép nhập khẩu về Việt Nam

danh muc cac loai may in duoc nhap khau ve viet nam
Danh mục các loại máy in được phép nhập khẩu về Việt Nam

Nhập khẩu máy in có phải xin giấy phép không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi có nhu cầu nhập khẩu máy in. Các loại máy in hiện có trên thị trường rất đa dạng cả về thương hiệu, kích thước, hình dáng lẫn giá thành. Chỉ có những danh mục máy in nằm trong mục được phép nhập khẩu mới có thể nhập khẩu vào Việt Nam.

Dưới đây là một số thông tin về các loại máy in được phép nhập khẩu về Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và thông tư số 16/2015/TT-BTTTT (Phụ lục I).

Máy in sẽ được phân loại theo công nghệ in của máy, dưới đây là danh sách máy in phải xin giấy phép nhập khẩu của Cục xuất bản:

black-friday-2024
  • Máy in dùng công nghệ kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun có tốc độ in trên 50 tờ (khổ A4)/phút hoặc có khổ in trên A3 hay máy có kết hợp tính năng photocopy màu (đa màu).
  • Các loại máy in offset, flexo, ống đồng, letterpress.
  • Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.

Các loại máy in nhiệt, máy in 3d, máy in lưới (lụa) không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

Như vậy, theo quy định thì thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt sẽ không cần xin giấy phép, còn thủ tục nhập khẩu máy in tem nhãn hay nhập khẩu máy in đã qua sử dụng nhưng nằm trong danh mục máy in phải xin giấy phép nhập khẩu của Cục xuất bản thì vẫn phải có giấy phép.

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in mã vạch, tem nhãn

Để nhập khẩu máy in về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật thì các cá nhân, tổ chức cần thực hiện làm thủ tục cấp phép. Dưới đây là thông tin một số giấy tờ mà doanh nghiệp cần hoàn thiện để nhập khẩu máy in.

thu tuc xin giay phep nhap khau may in
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in mã vạch, tem nhãn

Các giấy tờ cần hoàn thiện để xin nhập khẩu máy in

Thủ tục cấp phép nhập khẩu máy in:

  • Các tổ chức cá nhân muốn nhập khẩu máy in cần làm thủ tục nhập khẩu máy và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép giấy phép nhập khẩu thiết bị in qua qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc đến làm việc trực tiếp tại Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Sau 05 ngày kể từ ngày cá nhân, doanh nghiệp nộp đơn, các cơ quan chịu trách nhiệm sẽ gửi lại giấy cấp phép theo mẫu có sẵn. Nếu đơn không được chấp thuận thì doanh nghiệp cũng sẽ được nhận văn bản trả lời nêu rõ lý do cụ thể.

Hồ sơ cần có để đề nghị nhập khẩu máy in sẽ bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 04 tại phụ lục của nghị định số 25/2018/NĐ-CP
  • Catalogue của các thiết bị in
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh

Sau bước làm giấy tờ này, bạn có thể thực hiện nhập khẩu các loại máy in theo quy trình nhập khẩu hàng hóa chung.

Quy trình nhập khẩu các loại máy in mã vạch, tem nhãn,… chính ngạch

Thông thường thì sau khi hoàn thiện giấy phép nhập khẩu máy in, các quy trình nhập khẩu sẽ diễn ra như sau.

Bước 1: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa

Tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm, máy in cũ hay mới mà có thể bộ chứng từ hàng hóa sẽ có sự điều chỉnh và khác biệt. Nhưng nhìn chung thì một bộ chứng từ hàng hóa cần có để nhập khẩu máy in sẽ bao gồm các loại như sau:

  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract).
  • Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bước 2: Khai và truyền tờ hải quan

Khi hàng cập cảng, cơ quan hải quan hoặc hãng vận chuyển sẽ thông tin hàng về tới doanh nghiệp. Lúc này các cá nhân, doanh nghiệp cần điền tờ khai và truyền tờ hải quan để chuẩn bị nhận hàng.

Thông tin trên tờ khai sẽ được kiểm tra và đối chiếu để xác thực tính chính xác của hàng hóa, hệ thống của cơ quan hải quan cũng sẽ tự động cấp số nếu thông tin bạn cung cấp là chính xác.

Chú ý, trong bước khai và truyền tờ hải qua, bạn cần đảm bảo số liệu chính xác, khớp nhau giữa các chứng từ, tra cứu, mã HS code, thao tác truyền tờ khai,… Việc sai lệch thông tin sẽ dẫn đến việc lấy hàng gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian hơn.

Việc khai và truyền tờ hải quan là yếu tố bắt buộc khi làm thủ tục thông quan hàng hóa. Nếu đây là lần đầu bạn nhập khẩu các loại máy in, bạn có thể thuê hoặc nhờ các đơn vị thứ ba hoàn thiện hồ sơ để nhanh chóng đưa hàng của mình về kho.

Bước 3: Thực hiện lấy lệnh giao hàng

Để lấy lệnh giao hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ như: Các thông tin sẽ bao gồm:

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.

– Vận đơn bản sao.

– Vận đơn bản gốc có dấu.

Sau khi chuẩn bị xong lệnh lấy hàng này, bạn có thể đưa hồ sơ đến cảng hoặc cơ quan hải quan để nhận hàng.

Bước 4: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Dựa vào thông tin tờ khai hải quan để xác định hàng hóa của bạn được phân vào luồng nào. Nếu hàng vào luồng xanh, tất cả những gì bạn cần làm là nộp thuế và xuống thẳng cảng để lấy hàng. Tại một số cảng như Hải Phòng, bạn cần lưu ý vì hải quan vẫn kiểm tra thuế, tờ khai, nếu có sai sót thì hàng hóa vẫn bị giữ lại như thường. Do đó, bạn vẫn nên chuẩn bị sẵn bộ chứng từ hàng hóa để đề phòng trường hợp này.

Nếu hàng thuộc luồng vàng, cá nhân, doanh nghiệp sẽ cần xuất trình các loại giấy tờ như sau mới có thể lấy hàng, tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu), Hóa đơn thương mại (GĐ doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn + chức danh), Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…

Nếu hàng không may nằm trong luồng đỏ thì hàng hóa và toàn bộ chứng từ liên quan sẽ bị giữ lại để kiểm tra, rất mất thời gian và tiền bạc.

Bước 5: Nộp thuế, hoàn tất thủ tục hải quan

Thực hiện nộp thuế cho kho bạc nhà nước, thuế này sẽ bao gồm thuế nhập khẩu, VAT, tùy theo loại hàng mà bạn sẽ cần nộp thêm thuế bảo vệ môi trường,….

Bước 6: Chuyển hàng về kho

Sau khi hoàn tất quy trình ở trên, bạn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu máy in, lúc này bạn có thể chuyển hàng về kho để sử dụng hoặc kinh doanh.

Tham khảo 2 cách nhập máy in chính ngạch

Nếu chưa từng nhập khẩu máy in và muốn rút ngắn thời gian xử lý giấy tờ, bạn có thể tham khảo ngay 02 dịch vụ sau:

Dịch vụ Nhập khẩu ủy thác chính ngạch từ Mỹ về Việt Nam

Doanh nghiệp tìm hiểu và nhập khẩu các loại máy in từ Mỹ về Việt Nam thông qua dịch vụ ủy thác chính ngạch Mỹ – Việt.

Tất cả những gì bạn cần làm là hoàn thiện giấy phép nhập khẩu máy in sau đó gửi thông tin, giấy tờ được phê duyệt cho Giaonhan247. Các bước tiếp theo liên quan đến việc làm hồ sơ, chứng từ nhập khẩu sẽ được Giaonhan247 đảm nhiệm và xử lý nhanh chóng cho bạn.

Dịch vụ vận chuyển và thông quan chính ngạch (tuyến Mỹ – Đức)

Cũng tương tự như chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, để sử dụng dịch vụ hải quan và thông quan chính gốc Mỹ – Đức, bạn cũng cần gửi thông tin lô hàng cho Giaonhan247, chúng tôi sẽ kiểm tra HSCODE, thuế nhập khẩu, tư vấn đầy đủ thủ tục, chính sách nhập khẩu, định hướng dịch vụ tốt nhất đảm bảo chi phí tối ưu cho khách hàng và báo lại cho bạn về giá dịch vụ.

Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn thông tin về giấy phép nhập khẩu máy in, thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in, thủ tục nhập khẩu máy in tem nhãn,… Hy vọng các thông tin này có ích tới các doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu máy in từ nước ngoài về Việt Nam.

  • Import customs clearance fee: $50/CDS
  • Handling fee: $30/shipment
  • Customs inspection fee (if any): $40/CDS
  • Customs inspection fee (if any): at cost (tùy thuộc vào loại hàng sẽ có báo phí cụ thể)

* Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm VAT

Ngoài ra, còn các khoản phí khác như: Import Tax & VAT, Customs document fee, Detention (phí lưu kho), Giaonhan247 sẽ thông báo cụ thể theo từng loại hàng.

Mọi thắc mắc về chi phí hải quan nhập khẩu, quý khách vui lòng liên hệ với Giaonhan247 theo thông tin sau:

Có thể bạn quan tâm:

Viết một bình luận

Bài viết liên quan

Gọi hotlineChat messengerChat Zaloorder@giaonhan247.com
black-friday-2024